Môi trường TPHCM và vùng phụ cận - Bài 1: Cận cảnh về ô nhiễm nguồn nước

(VOH) - Mặt trái của phát triển kinh tế một cách nhanh chóng ở TPHCM và các tỉnh lân cận là gánh nặng về môi trường. Trong đó, nước thải từ hoạt động của các khu chế xuất-khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xen lẫn trong khu dân cư là một trong những tác nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường khá nặng nề .

 

Ở quận Thủ Đức , TPHCM, con kênh Ba Bò đoạn chảy qua khu vực phường Bình Chiểu ngày xưa là nơi dẫn nước chính để tưới tiêu hoa màu và sinh hoạt của người dân tại địa phương . Nhưng từ cuối năm 1999 đến nay, khi mà các khu công nghiệp Đồng An , Sóng Thần của tỉnh Bình Dương được thành lập thì cũng là lúc con kênh Ba Bò trở thành con kênh chết . Một lượng nước thải có thể lên đến chục ngàn mét khối thải ra ngày đêm đã làm con kênh bị ô nhiễm trầm trọng. Màu nước đen kịt, bốc mùi hôi thối xen lẫn các hóa chất độc hại. Ngay tại miệng cống xả dẫn ra sông Sài Gòn có khi bọt của nước thải dâng lên cao 1 đến 2 mét . Không còn cá tôm hay sinh vật nào có thể sống được , thậm chí mái tôn và các vật dụng gia đình của người dân sống hai bên tuyến kênh cũng bị hư hại do sự ô nhiễm đó gây ra .

 
Môi trường TPHCM và vùng phụ cận - Bài 1: Cận cảnh về ô nhiễm nguồn nước 1

Kênh Ba Bò vẫn phải “chịu đựng” nước thải độc hại của hàng chục doanh nghiệp từ Khu công nghiệp - ảnh: TTO

Đối với ông Huỳnh Thanh Long- người đã sinh sống ở khu vực này gần 50 năm nay thì con kênh Ba Bò trong xanh ngày nào giờ chỉ còn là ký ức . Bức xúc ông nói:

 

 

 

 

Ngược lên phía Tây Bắc Củ Chi -huyện Củ Chi - TPHCM, nơi có con kênh Thầy Cai -An Hạ cũng cùng chung số phận ô nhiễm. Đặc thù của tuyến kênh này một bên bờ chảy dài từ huyện Củ Chi đến huyện Bình Chánh là của TPHCM , còn bên phía bờ bên kia thì lại là địa phận của tỉnh Long An . Những năm trở lại đây, khi mà khu công nghiệp Tân Phú Trung -huyện Củ Chi TPHCM , rồi các khu công nghiệp Đức Hòa 3 , khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 1 của tỉnh Long An được hình thành và đi vào hoạt động thì cũng là lúc tuyến kênh Thầy Cai-An HẠ bị ô nhiễm trầm trọng. Hằng ngày phải gồng mình hứng chịu một lượng nước thải khổng lồ của các nhà máy sản xuất , phần lớn trong số đó đều chưa qua xử lý . Có những lúc nước của con kênh hiện lên 2 màu rõ rệt , nữa đen nữa nâu vàng, sặc mùi hóa chất , nhìn mà rợn cả người. Cá tôm lờ đờ nổi đầu vì ô nhiễm, chẳng còn ai dám dùng nước kênh để sinh hoạt . Ông Nguyễn Văn Giàu ở xã Tân Nhựt -huyện Bình Chánh than thở:

 

 

 

Hay như nhánh sông Vàm Thuật , nơi tiếp giám với quận Gò Vấp , quận 12 và huyện Hóc Môn của TPHCM , từ lâu cũng đã bị ô nhiễm nặng nề , khi nước ròng rút cạn , gặp phải nắng nóng là y như rằng mùi hôi thối xộc lên không thể nào chịu nổi . Chẳng nói đâu xa, con kênh Tham Lương , một phần trong hệ thống kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật - Rạch Nước nối liền sông Sài Gòn phía đông và sông Chợ Đệm phía Tây Nam từ lâu được cho là con kênh ô nhiễm nặng nề nhất của TPHCM. Mỗi ngày con kênh này phải hứng chịu hàng chục ngàn mét khối nước thải bởi các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nằm dọc theo tuyến kênh thuộc các quận 12, Tân Bình , Gò Vấp , Tân Phú , Hóc Môn ….xả ra . Ngay tại khu vực cầu Bình Phú Tây, nơi tiếp giáp giữa quận 12 và huyện Hóc Môn , đứng trên cầu nhìn xuống, chẳng ai còn có thể nhận ra đó là một phần của kênh Tham Lương , bởi bây giờ rác gần như lấp đầy, cỏ mọc um tùm , nhưng dưới lớp rác ấy lại là một dòng nước đen kịt nặng mùi hóa chất, mỗi khi mưa xuống là y như rằng nhà nhà quanh khu vực phải kép kín cửa để ngăn mùi hôi xộc vào. Rồi kế cận đó, nước thải từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc cũng phần nào giết chết con kênh Cầu Sa . Ông Nguyễn Văn Hai- ở gần khu công nghiệp Vĩnh Lộc cho biết thêm về tình trạng ô nhiễm quanh khu vực này:

 

 

Theo ngành chức năng, hầu hết lượng nước thải của những con kênh quanh khu vực TPHCM và vùng phụ cận đều đổ thẳng ra Sông Sài Gòn, Sông Đồng Nai và Sông Vàm Cỏ . Đây là cũng là một trong 14 lưu vực sông lớn hiện bị ô nhiễm nặng nề bởi nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Ông Bùi Cách Tuyến -Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường -Bộ Tài Nguyên và Môi Trường vừa cho biết :” Qua khảo sát của thanh tra Bộ Tài Nguyên và Môi Trường , ở 3 lưu vực sông hồi đầu năm nay , trong đó có lưu vực sông Sài Gòn , sông Đồng Nai đã cho thấy, tình trạng ô nhiễm đang ở cấp báo động . Đây là lưu vực sông nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động nên tập trung nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất , trong đó , tác nhân gây ô nhiễm thuộc các doanh nghiệp dệt , nhuộm, thuộc da ,hóa chất , chế biến thực phẩm , mạ kim loại và một số làng nghề nằm rãi rác ven sông phát sinh nước thải . Ngành chức năng cũng đã phát hiện hàng loạt doanh nghiệp lớn xả thải dưới dạng lỏng chưa xử lý trực tiếp ra lưu vực các con sông lớn này , điển hình là trường hợp công ty Vedan bị bắt quả tang đang xả thải đầu độc sông Thị Vải -Đồng Nai hồi cuối năm 2008 . Việc làm này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà còn gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven sông cũng như tác động trực tiếp sức khỏe của người dân. Một người dân sống ở gần sông Thị Vải cho biết:

 

 

 

 

Tất cả những tác nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường trên tại TPHCM và vùng phụ cận hiện đang là một thách thức lớn cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

 


Mỹ Trang

 

 

 

Môi trường TP.HCM và vùng phụ cận - Bài 3: Đi tìm lời giải

Môi trường TPHCM và vùng phụ cận: Bài 2 - Ô nhiễm không khí - giải pháp cần nhưng chưa đủ

 

 

 

 

Bình luận