Chờ...

Môi trường TPHCM và vùng phụ cận: Bài 2 - Ô nhiễm không khí - giải pháp cần nhưng chưa đủ

(VOH) - TPHCM là một trong những đô thị lớn trên thế giới chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang có dấu hiệu biểu hiện làm thay đổi môi trường, môi sinh. Dễ nhận thấy nhất là môi trường không khí ở thành phố và các tỉnh lân cận đang bị ô nhiễm nặng từ khí thải của các phương tiện cơ giới đường bộ.

 

Tại 6 trạm quan trắc ở TPHCM có 89% giá trị quan trắc không đạt tiêu chuẩn cho phép là do khói xe thải ra ngày càng nhiều. Ở ngã tư An Sương, có thời điểm chỉ số đo khí thải vượt gấp 5 lần, xung quanh ngã Sáu Gò Vấp có nồng độ chì trong không khí cao nhất, dao động ở mức 0,22 đến 0,38 m3 .Điều lạ lùng là xăng pha chì đã cấm sử dụng từ lâu mà không khí có nồng độ chì ngày càng tăng cho thấy công tác quản lý xăng dầu chưa chặt, còn tình trạng pha chì vào xăng. Các trục đường ở hướng đông bắc, tây nam thành phố có nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí, trong đó có khí thải ô tô, xe máy cao hơn mức cho phép, đặc biệt là những con đường vận chuyển chính cũng có nồng độ chì và NO2 trong không khí vượt ngưỡng mức quy định. Khu vực xung quanh nhà máy thép Thủ Đức, nhà máy xi măng Hà Tiên và các trục đường có công trình đang thi công hiện nay có nồng độ chì, bụi, NO2 có xu hướng tăng cao.Người dân lo lắng:

 

 

Các loại phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng chủ yếu là nguyên liệu hóa thạch thải ra nhiều thành phần còn kết hợp với các chất có trong không khí tạo ra nhiều chất khác gây ô nhiễm thứ cấp như oxitnitơ, bụi hạt lơ lững…v.v… khí thải ô tô, xe máy đang chiếm 95% tỷ lệ gây ô nhiễm môi trường không khí, vậy mà các phương tiện này chỉ tiêu thụ 60% xăng dầu lại thải ra tới 92% HC, 84% CO, 52% NOX, 28% PM, điều này không có sự tương ứng về tỷ lệ giữa nhiên liệu tiêu thụ và lượng khí độc hại phát thải từ xe cơ giới cũng do chất lượng xăng dầu kém và mô tô xe máy được chế tạo có kết cấu và công nghệ lạc hậu, không có hệ thống kiểm soát khí thải, quan trọng hơn là các loại xe máy, ô tô được sản xuất trong nước, lưu hành chưa có hành lang pháp lý về bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. TPHCM có nồng độ bụi trong không khí gấp 6 lần so với mức cho phép, tổng lượng hạt bụi đo được từ khí thải khoảng 60.000 tấn/năm, trong đó 80% là khí thải từ phương tiện cơ giới đường bộ. Ông Đặng văn Khoa, thành viên của Hội bảo vệ tài nguyên- môi Trường TPHCM bức xúc đề nghị:

 

 

Đã đến lúc cần phải có chương trình hành động cụ thể với những giải pháp ứng phó, xử lý triệt để, chứ không nên đặt vấn đề rồi để đó ra sao thì ra. Chỉ riêng lượng ô tô, xe máy ngày càng nhiều ở TPHCM thải ra một lượng lớn khí thải chưa kiểm soát, không còn sự chọn lựa nào khác là phải xúc tiến ngay biện pháp hành chính kèm theo các hình thức xử phạt cao để doanh nghiệp và người dân có ý thức hơn, bảo vệ môi trường không khí, Giải pháp kiểm soát khí thải ô tô, xe máy phải bắt đầu từ khâu chế tạo đến khi đưa ra lưu hành bắt buộc phải kiểm tra định kỳ xe máy, mô tô hàng năm và khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng năng lượng sạch. Tất nhiên trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay của đô thị, công tác kiểm tra trên phải thực hiện theo lộ trình rõ ràng. Cục đăng Kiểm VN cho biết việc này đã có kế hoạch nhưng theo chúng tôi phải cụ thể hơn, phân từng nhóm mô tô, xe máy để kiểm tra định kỳ, có thể quy định niên hạn sử dụng và có thủ tục kiểm tra định kỳ gọn nhẹ với giá kiểm tra vừa phải, người dân có thể chấp nhận được. Giải pháp này cần chứ chưa đủ mà còn phải kết hợp đồng bộ với các biện pháp khác để giảm xe cá nhân, tăng cường xe bus công cộng sử dụng nhiên liệu sạch thì mới ứng phó hiệu quả ô nhiễm không khí đô thị hiện nay và sau này.

Ngọc Xuân

 

 

Môi trường TP.HCM và vùng phụ cận - Bài 3: Đi tìm lời giải

 

 

Môi trường TPHCM và vùng phụ cận - Bài 1: Cận cảnh về ô nhiễm nguồn nước