Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp 2020 do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức được đánh giá là “địa chỉ tin cậy” để các nữ startup tranh tài và có cơ hội nhận được sự hỗ trợ hữu ích về vốn, kiến thức, tiếp cận nguồn lực, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm…
Theo đó, cuộc thi dành cho các đối tượng là phụ nữ làm chủ/quản lý các doanh nghiệp/hợp tác xã/các mô hình kinh tế; Các cá nhân, tổ chức, các nhà khoa học, trí thức có sự kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã có đề án/ý tưởng mong muốn mở rộng quy mô, sáng tạo ứng dụng khoa học công nghệ vào việc thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, hoặc tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới, hoặc mô hình kinh tế gắn với phát triển cộng đồng bền vững,giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Phụ nữ nghèo, phụ nữ khuyết tật, dân tộc thiểu số, sinh sống tại địa bàn khó khăn…
Ban tổ chức, tiêu chí chấm điểm của cuộc thi sẽ dựa trên tính sáng tạo của đề án/ý tưởng (điểm mới hoặc cải tiến so với sản phẩm/dịch vụ đã có); Tính khả thi của đề án/ý tưởng, sự hiểu biết về thị trường của sản phẩm/dịch vụ, kế hoạch mở rộng thị trường; Tính ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật (mang tính cân nhắc, ưu tiên trong quá trình chọn lọc); Đội ngũ nhân sự thực hiện đề án/ý tưởng; Tác động xã hội của đề án/ý tưởng.
Các đề án/ý tưởng tiêu biểu trên các lĩnh vực sẽ được TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp giấy chứng nhận và trao thưởng. Bên cạnh đó, đại diện các đề án/ý tưởng được tham gia các khóa đào tạo, nâng cao năng lực, kết nối tiếp cận các nguồn lực, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thông qua các lớp tập huấn, ngày phụ nữ khởi nghiệp tại cấp vùng và toàn quốc.
Các giải thưởng cho các đề án/ kế hoạch tiêu biểu từ nguồn xã hội hóa, ngoài ra còn có nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các đề án/kế hoạch xuất sắc là các hợp tác xã, mô hình sinh kế giảm nghèo với các điều kiện sau:
- Các Đề án của Hợp tác xã phải có tính liên kết, sản xuất an toàn theo chuỗi giá trị/ tham gia chương trình OCOP/có sản phẩm OCOP. Nguồn ngân sách hỗ trợ để mua sắm vật tư, con giống, tài sản cố định và các chi phí tài sản hữu hình khác, trở thành tài sản chung, không chia của tập thể hợp tác xã và được quy định trong quy chế sử dụng.
- Các Đề án xây dựng mô hình sinh kế giảm nghèo: Là các Tổ liên kết/Tổ hợp tác/HTX tại địa bàn các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135, có ít nhất 8 thành viên tham gia, trong đó phụ nữ thuộc hộ nghèo và cận nghèo chiếm tối thiểu 70%; nguồn ngân sách hỗ trợ để mua vật tư, con giống, tập huấn kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm từ các thành viên phải có kinh phí đối ứng tối thiểu 30%. Các thành viên tham gia mô hình được nhận kinh phí hỗ trợ cho vật tư, con giống sẽ phải hoàn lại sau 03 năm. Kinh phí thu hồi dần hàng năm để tiếp tục hỗ trợ, phát triển thành viên mới.
Tác giả/nhóm tác giả gửi Đề án/ý tưởng tham gia dự thi bằng hình thức online trước 17h00 ngày 1/3/2020. Địa chỉ nộp bài dự thi emailhotrophunukhoinghiep.bkt@gmail.com; đồng thời, nhập thông tin theo hướng dẫn đường link: https://sum.vn/JtAY9.
Các giai đoạn của cuộc thi: – Tháng 3/2020: Ban Tổ chức tổng hợp, đánh giá, lựa chọn danh sách rút gọn các đề án/ý tưởng. Tư vấn, hướng dẫn, tập huấn cho các tác giả đề án/ ý tưởng hoàn thiện đề án/kế hoạch kinh doanh. – Từ 10/4 – 20/4/2020: Các tác giả nộp bản hoàn thiện ý tưởng/kế hoạch kinh doanh. – Từ 20/4 – 5/5/2020: Ban Tổ chức đánh giá, chấm điểm vòng sơ khảo. – Từ 10/5 – 30/5/2020: Tổ chức Ngày Phụ nữ khởi nghiệp cấp vùng, các hội thảo, tọa đàm vận động chính sách về khởi nghiệp dành cho phụ nữ… – Tháng 6/2020: Tổ chức Ngày Phụ nữ khởi nghiệp cấp toàn quốc, công bố các ý tưởng/đề án tiêu biểu được lựa chọn trao giải. |
Thời tiết Tết Nguyên đán: Mùng 1 Tết Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại - Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ chiều đến đêm 24/1 (30 Tết) Bắc Bộ có mưa, mưa rào. Từ ngày 25/1 (01 Tết), trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hai.
Dự báo thời tiết ngày mai 23/1: Bắc Bộ có nắng, trời ấm - Ngày mai (23/1), nhiệt độ khu vực Bắc Bộ tiếp tục tăng. Trời lạnh vào đêm và sáng, gần trưa trời hửng nắng.