Chờ...

Tin Tổng hợp tối 17/11: Thêm 1 triệu liều vắc xin do Mỹ trao tặng về đến Hà Nội

Ngày 17/11, Đại sứ quán (ĐSQ) Mỹ tại Việt Nam thông báo Mỹ vừa tặng thêm 1 triệu liều vắc xin COVID-19 của hãng dược Moderna cho Việt Nam. Số vắc xin Moderna này đã về đến Hà Nội.

Bản Tin Covid-19 ngày 17/11/2021

Vắc xin thương hiệu Việt dự kiến lưu hành trong năm 2022

Việt Nam đang nghiên cứu, sản xuất và trong quá trình tiến hành thử nghiệm năm loại vaccine phòng Covid 19, dự kiến lưu hành trong năm 2022.

Trong năm loại vaccine đó, có hai loại do chính Việt Nam nghiên cứu và phát triển là Nano Covax và Covivac, hai vaccine được chuyển giao công nghệ từ nước ngoài là Vaccine VBC-COV19-154 và Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein, một loại của Nga được gia công đóng ống tại Việt Nam là Vaccine COVID-19 Sputnik V.

Hiện nhà nước đang cố gắng các tỉnh thành sẽ được phủ sóng vaccine, ít nhất 1 mũi cho người trên 18 tuổi; đẩy mạnh ngoại giao và thương mại để mua vaccine về cho dân, đồng thời nỗ lực hết sức để đảm bảo miễn dịch cộng đồng trong toàn dân trong năm sau.

Thêm 1 triệu liều vắc xin do Mỹ trao tặng về đến Hà Nội
 

Thêm 1 triệu liều vắc xin do Mỹ trao tặng về đến Hà Nội

Ngày 17/11, Đại sứ quán (ĐSQ) Mỹ tại Việt Nam thông báo Mỹ vừa tặng thêm 1 triệu liều vắc xin COVID-19 của hãng dược Moderna cho Việt Nam. Số vắc xin Moderna này đã về đến Hà Nội.

ĐSQ Mỹ cho biết: cho đến nay Mỹ đã trao hơn 16 triệu liều vắc xin cho Việt Nam mà “không kèm theo bất kì điều kiện ràng buộc nào”. Chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác trong cuộc chiến chống COVID-19 cũng như công cuộc tái thiết sau dịch.

Phía Mỹ cũng cho biết kể từ khi đại dịch bắt đầu, Mỹ đã cam kết hỗ trợ Việt Nam hơn 30,2 triệu USD nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19.

Đến nay, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cam kết viện trợ hơn 1,1 tỉ liều vắc xin cho nước ngoài. Theo cập nhật của Nhà Trắng đến ngày 21/10, Mỹ đã tặng 200 triệu liều vắc xin COVID-19 cho thế giới.

Tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM

TPHCM: Mở lại hàng loạt dịch vụ theo cấp độ dịch

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký quyết định quy định tạm thời biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19".

Cơ sở kinh doanh các dịch vụ như massage, spa, quán bar, vũ trường, karaoke... tại TP.HCM hoạt động phải đảm bảo các điều kiện ở vùng cấp độ dịch 1, 2, 3. Riêng cấp độ 4 không hoạt động.

Rạp phim được hoạt động ở vùng cấp độ dịch 1, 2, 3. Cụ thể, ở cấp độ 1, rạp chiếu phim hoạt động tối đa 100% công suất. Ở cấp độ hai hoạt động tối đa 50% công suất và cấp độ 3 là 25%.

Với cơ sở ăn uống tại chỗ, các phường xã, thị trấn cấp độ 1, 2 sẽ hoạt động có điều kiện. Phường, xã, thị trấn cấp độ 3 sẽ hoạt động hạn chế có điều kiện.

Đối với bán hàng rong, vé số dạo: Phường, xã, thị trấn cấp độ 1 được hoạt động; đảm bảo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch COVID-19. Phường, xã, thị trấn cấp độ 2 hoạt động có điều kiện. Người tham gia phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh; đảm bảo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch COVID-19. Phường, xã, thị trấn cấp độ 3, 4 không hoạt động.

Các hoạt động trong nhà như đám cưới, đám tang, hội họp, tập huấn, hội thảo, hoạt động lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao… Ở phường, xã, thị trấn cấp độ 1 được hoạt động không hạn chế số người tham gia, nhưng không vượt quá sức chứa tối đa, bảo đảm giữ khoảng cách từ 1m trở lên. Ở phường, xã, thị trấn cấp độ 2 hoạt động hạn chế, số người tập trung tối đa không quá 50% sức chứa tối đa, bảo đảm khoảng cách từ 2m trở lên. Ở phường, xã, thị trấn cấp độ 3 hoạt động hạn chế, số người tập trung tối đa không quá 25% sức chứa tối đa, bảo đảm giữ khoảng cách 2m trở lên.

TPHCM: Bệnh viện Quân y 175 chi viện cho 20 Trạm Y tế lưu độngBệnh viện Quân y 175 chi viện cho 20 Trạm Y tế lưu động

TPHCM: Bệnh viện Quân y 175 chi viện cho 20 Trạm Y tế lưu động

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có chiều hướng gia tăng trở lại tại TP.HCM, trong khi các đơn vị quân y tăng cường tại Trạm Y tế lưu động đã rút quân, do đó, Bệnh viện Quân y 175 tăng cường 20 tổ quân y với 60 người, nhằm tăng cường cho 3 quận: Q.Gò Vấp, Q.Bình Tân,Q.Tân Phú

Đây là lần thứ 5 Bệnh viện Quân y 175 tăng cường nhân viên y tế tham gia trên các mặt trận chống dịch cùng TP.HCM (tổng cộng hơn 600 người), như lấy mẫu diện rộng, tiêm vắc xin, tham gia tại Bệnh viện dã chiến số 7 và hỗ trợ các tỉnh lân cận trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tình hình dịch Covid-19 ở một số tỉnh thành 

Bạc Liêu: triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 12 - 17 tuổi

Từ ngày 17 – 21/11, tỉnh Bạc Liêu huy động lực lượng đồng loạt triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi. Thời gian tiêm mũi 1 từ ngày 17 – 21/11.

Tỉnh Bạc Liêu áp dụng nhiều phương án tiêm chủng như: tiêm chủng theo khu vực dân cư, theo trường học, đối với khu vực khó khăn thì thành lập các đội lưu động đến tận nơi tiêm chủng cho các em nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả, chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Sóc Trăng: vượt 10.000 ca mắc Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, ca nhiễm trong cộng đồng liên tục tăng cao. Tính đến nay, số ca mắc trên địa bàn tỉnh đã vượt mốc 10.000 ca.

Về công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19, tỉnh Sóc Trăng đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đạt tỷ lệ khá. Trong đó, gần 773.000 người tiêm mũi 1, đạt 90% và hơn 515.000 người tiêm đủ 2 mũi, đạt khoảng 60%.

Vĩnh Long: Cách ly F1 tại nhà, khuyến khích người dân hạn chế ra đường sau 20 giờ

Vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành công văn về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ ngày 17.11 đến hết ngày 30.11.2021.

Tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh công tác xét nghiệm nhanh khu vực có nguy cơ rất cao và nguy cơ cao, để bóc tách F0, thu dung, điều trị. Trong đó, tập trung xét nghiệm diện rộng có kế hoạch đồng bộ giữa các huyện, thị xã, thành phố, có chiến lược xét nghiệm cụ thể, tránh tình trạng xét nghiệm nhiều nhưng không hiệu quả, dẫn đến số ca mắc vẫn tiếp tục tăng cao trong cộng đồng.

Triển khai công tác cách ly y tế tại nhà đối với người tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 (F1). Khuyến khích người dân hạn chế ra đường khi không cần thiết từ 20 giờ đến 3 giờ sáng hôm sau. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các huyện, thị xã, thành phố ở cấp độ 3 chỉ được bán mang về. Đối với địa bàn ở cấp độ 2 thì khuyến khích hạn chế số lượng phục vụ không quá 50% công suất và đảm bảo giãn cách theo quy định.

Bà Rịa - Vũng Tàu: người dân vào tỉnh phải khai báo di chuyển nội địa
Bà Rịa - Vũng Tàu: người dân vào tỉnh phải khai báo di chuyển nội địa

Bà Rịa - Vũng Tàu: người dân vào tỉnh phải khai báo di chuyển nội địa

Trước tình hình ca nhiễm Covid-19 mới ghi nhận ngoài cộng đồng liên tục tăng trong thời gian gần đây, Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu người dân vào tỉnh này phải khai báo di chuyển nội địa và quét mã QR code qua ứng dụng PC-COVID, Sổ sức khỏe điện tử, VNEID…

Lâm Đồng: tiêm trên 1,5 triệu liều vắc xin phòng Covid-19

Tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện tiêm tổng cộng hơn 1.5 triệu liều vắc xin phòng dịch Covid-19, trong đó tiêm mũi 1 cho hơn 943.000 người, đạt tỷ lệ khoảng 99% người từ 18 tuổi trở lên.

Sáng 17.11, Sở Y tế Lâm Đồng ban hành hướng dẫn việc cách ly tại nhà của F1 sau khi tỉnh Lâm Đồng có quyết định cho phép những người tiếp xúc gần với ca bệnh Covid-19 được cách ly tại nhà từ 0 giờ ngày 18.11.

Sở Y tế Lâm Đồng yêu cầu tất cả người ở cùng nhà được lấy mẫu gộp xét nghiệm Covid-19 ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi người cách ly bắt đầu cách ly.

Khánh Hòa: Bắt đầu tiêm phòng COVID cho học sinh cấp 3

Tỉnh Khánh Hòa đã triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 cho học sinh THPT trên địa bàn. Theo đó, hơn 38.000 học sinh tại 39 trường THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong ngày 16.11. Tỉnh Khánh Hòa phấn đấu trong năm 2021 tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho 100% trẻ em từ 12 - 17 tuổi. Trẻ em đã nhiễm và điều trị Covid-19 trong vòng 6 tháng vẫn được tiêm vắc xin. Số lượng trẻ em trong độ tuổi từ 12 - 17 tại Khánh Hòa được tiêm vắc xin dự kiến khoảng hơn 128.000 em.

Tỉnh Khánh Hòa giao các trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố là đầu mối tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng được tiêm. Đối với trẻ đi học, từ lớp 7 đến lớp 12 sẽ được tiêm tại trường học; đối với trẻ không đi học, tiêm tại trung tâm y tế xã hoặc phường và trẻ có bệnh nền, chuyển đến tiêm tại bệnh viện, trung tâm y tế. Vắc xin được sử dụng là của Pfizer-BioNtech, lịch tiêm 2 mũi cách nhau 3 - 4 tuần.

Đà Nẵng: F1 được cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện cơ sở vật chất
Đà Nẵng: F1 được cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện cơ sở vật chất

Đà Nẵng: F1 được cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện cơ sở vật chất

Ngày 17.11, UBND TP Đà Nẵng cho biết vừa điều chỉnh điều kiện cách ly y tế tại nhà tại Công văn số 156 ngày 27.10.2021, quy định cụ thể về cơ sở vật chất phục vụ cách ly tại nhà đối với F1 đáp ứng các điều kiện.

UBND TP Đà Nẵng thống nhất đối với điều kiện bắt buộc về cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện cách ly y tế tại nhà phải "là nhà ở riêng lẻ; căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 15 m2 sàn/người". Trước khi điều chỉnh, UBND TP Đà Nẵng chỉ quy định điều kiện "là nhà ở riêng lẻ; căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư".

Hướng dẫn mới của TP Đà Nẵng cũng bỏ điều kiện "nhà ở trên trục đường rộng đủ rộng để ô tô, xe cấp cứu có thể vào được trước cửa nhà mà không gây ảnh hưởng lưu thông".

Quảng Trị: Nhiều điểm dịch bùng phát, mở rộng số địa phương cần giám sát

Liên quan đến dịch bệnh Covid-19 ở 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, từ đầu tháng 11 đến nay địa phương đã ghi nhận gần 100 ca bệnh, trong đó hàng chục ca cộng đồng.

Sở Y tế tỉnh Quảng Trị ngày 16.11 cũng đã gửi văn bản đến các sở, ban, ngành, địa phương liên quan cập nhật thông tin các địa phương áp dụng giám sát y tế. Theo đó, ngoài TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Trị đề nghị các cơ quan đơn vị bổ sung biện pháp giám sát sức khỏe tại nhà đối với người về từ: An Giang, Bạc Liêu, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bình Thuận. Đồng thời, đề nghị tổ chức giám sát sức khỏe tại nhà với tất cả các trường hợp về từ TP Huế và H. Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế).

Hà Nội: thí điểm cách ly F1 tại nhà, điều trị F0 thể nhẹ tại cơ sở

Thành phố Hà Nội triển khai thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân không triệu chứng và triệu chứng nhẹ (F0) trên địa bàn xã phường, thị trấn với phương châm “4 tại chỗ” và thực hiện cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần (F1) đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Sở Y tế.

Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh đi về từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (cấp độ 4 và 3, tương ứng với màu đỏ và màu da cam) và các tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú (có Quyết định cách ly của địa phương) trong vòng 7 ngày thay cho tự theo dõi sức khỏe tại nhà, xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 1 và ngày thứ 7 thay cho chỉ xét nghiệm 1 lần vào ngày thứ 1.

Sự cố tiêm nhầm cho 18 trẻ ở Hà Nội: Sức khỏe các bé đều ổn định

Mới đây, các chuyên gia của Bệnh viện Nhi TW và BVĐK Xanh Pôn (Hà Nội) đã họp đánh giá lại tình hình sức khỏe của 18 em bé ở huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) bị tiêm nhầm vaccine.

Trong quá trình theo dõi sức khoẻ, 18 trẻ đã được làm xét nghiệm 3 lần vào các mốc thời gian như ngày thứ 3, thứ 7 và ngày thứ 10. Đến nay sau 2 tuần theo dõi, hiện tình trạng sức khỏe của các cháu ổn định: ăn, bú, ngủ tốt, chơi ngoan, các phản ứng viêm, sưng tấy tại chỗ tiêm đều đã hết. Chỉ có một vài cháu còn rối loạn tiêu hoá, sổ mũi nhẹ, viêm da cơ địa, chàm.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội rà soát công tác tiêm chủng, thực hiện việc bảo quản, lưu giữ, vận chuyển và sử dụng vaccine nói chung và vaccine phòng COVID-19 nói riêng đúng theo quy định của Bộ Y tế, tăng cường giám sát để không xảy ra các sự cố tương tự. Bộ trưởng cũng yêu cầu xử lý nghiêm những cán bộ, nhân viên y tế liên quan tới sự cố tiêm chủng nêu trên.

Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới

Pfizer thỏa thuận cung ứng thuốc điều trị COVID-19 trên toàn cầu
Pfizer thỏa thuận cung ứng thuốc điều trị COVID-19 trên toàn cầu

Pfizer thỏa thuận cung ứng thuốc điều trị COVID-19 trên toàn cầu

Hãng dược Pfizer (Mỹ) đã công bố một thỏa thuận với Quỹ Sáng chế dược phẩm chung (MPP) về việc cung ứng thuốc điều trị COVID-19 dạng uống với giá hợp lý cho các quốc gia nghèo hơn trên thế giới.

Hiện thuốc điều trị COVID-19 của hãng Pfizer đang trải qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Pfizer kỳ vọng, thuốc generic điều trị COVID-19 sẽ sẵn có trong vài tháng tới để cung ứng cho các nước nghèo.

95 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chiếm tới 53% dân số thế giới, sẽ được tiếp cận với thuốc điều trị COVID-19 với giá rẻ. Theo kế hoạch, Pfizer sẽ cung cấp ra thị trường 180.000 liệu trình thuốc điều trị COVID-19 vào cuối năm nay và 50 triệu liệu trình vào cuối năm 2022.

Hàn Quốc: Số ca nhiễm Covid-19 tại tăng vọt

Đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trở lại tại Hàn Quốc. Sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 và số ca nguy kịch bắt đầu diễn ra từ khi Hàn Quốc quyết định nới lỏng quy định để sống chung với Covid-19 từ đầu tháng 11.

Để ứng phó, chính quyền đang thúc đẩy chương trình tiêm nhắc. Thủ tướng Kim Boo-kyum cho biết sẽ rút ngắn thời gian giữa mũi 2 và mũi tiêm nhắc từ 6 tháng xuống còn 4 tháng đối với người từ 60 tuổi trở lên và người trong viện dưỡng lão.

Italy siết chặt yêu cầu thẻ xanh
Italy siết chặt yêu cầu thẻ xanh

Italy siết chặt yêu cầu thẻ xanh

Chính phủ Italy đã siết chặt quy định thẻ xanh trên các phương tiện giao thông công cộng liên vùng, trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 ở nước này gia tăng.

Quy định thẻ xanh không bắt buộc đối với hành khách đi phương tiện giao thông công cộng ở địa phương. Tuy nhiên, sắc lệnh mới quy định taxi chỉ được chở tối đa 2 hành khách ở hàng ghế sau nếu họ không phải là thành viên của cùng một gia đình.

Nguy cơ nhiễm Covid-19 trong nhà vệ sinh công cộng đến từ những vật nào?

Các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Úc và Đại học Nam Úc đã phân tích dữ liệu từ 38 nghiên cứu khác nhau. Những nghiên cứu này được thực hiện ở 13 quốc gia nhằm xác định nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các nhà vệ sinh công cộng.

Họ phát hiện việc xả nước bồn cầu mà không đậy nắp có thể khiến các hạt nước siêu nhỏ bay đi xa đến gần 1,4 mét, còn số lượng các hạt nước li ti bắn ra thì tương đương với lượng giọt bắn của một người nói chuyện liên tục trong 6 phút rưỡi. Những hạt này có thể mang mầm bệnh và lưu lại trong không khí đến 30 phút.

Tuy nhiên, đó không phải nguy cơ lây COVID-19 duy nhất. Những thùng rác không có nắm đậy cũng mang lại nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là khi thùng rác đặt dưới hoặc gần máy sấy khô tay tự động. Máy sấy này khi bật có thể thổi bay các giọt bắn lan xa đến 2,7 mét.

Ngoài ra, rửa tay không kỹ, bề mặt nhà vệ sinh công cộng bẩn hay cống thoát nước bị tắc nghẽn cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19, khiến vi khuẩn và virus phát triển nhiều hơn.

Nếu hạn chế thời gian lưu lại nhà vệ sinh công cộng, rửa và lau khô tay đúng cách, hạn chế sử dụng điện thoại hay ăn uống trong đó, nhà vệ sinh được vệ sinh sạch sẽ thì có thể hạn chế đáng kể nguy cơ lây nhiễm.

Dù nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao hay thấp thì các chuyên gia vẫn khuyến cáo mọi người giữ vệ sinh thật tốt, mang khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên. Những thói quen này không chỉ giúp giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 mà còn phòng ngừa nhiều bệnh khác.