Thay đổi này sẽ giúp phụ huynh, nhà trường tiết kiệm thời gian, minh bạch, tiết kiệm thời gian. Đồng thời, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp." - Đây là thông tin tại cuộc họp sơ kết Đề án Thẻ học đường thông minh (SSC) và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt cho các trường học trên địa bàn thành phố vào sáng 31/7.
Phụ huynh một trường tại TPHCM được hướng dẫn sử dụng thanh toán học phí không dùng tiền mặt. Ảnh minh họa: TTO
TPHCM có khoảng 1,7 triệu học sinh các cấp và hàng ngàn trường học. Số tiền học phí và các khoản thu tại trường học mỗi tháng lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Thế nhưng nhân sự ít, thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Bộ Nội vụ, trường học ngày càng đông học sinh, nhiều trường lên đến 3.000-4.000 học sinh nhưng vẫn thu tiền theo các thủ công ấy gây khó khăn cho công tác quản lý và mất thời gian chờ đợi phụ huynh.
Mặt khác, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang quay trở lại, dự báo diễn biến phức tạp, việc triển khai thanh toán trực tuyến không tiền mặt chuẩn bị cho năm học mới sẽ góp phần giải quyết những khó khăn trong khâu tổ chức vận hành và thu học phí tại trường học. Qua đó giúp các trường học tránh tụ tập đông người, tiết kiệm thời gian của các bên mà vẫn đảm bảo thông suốt các hoạt động tài chính nhà trường.
Từ Đề án Thẻ học đường thông minh (SSC), đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt cho các trường học trên địa bàn thành phố, TP.HCM đã xây dựng mô hình đầu tiên trên cả nước triển khai “Phần mềm quản lý nguồn thu trong trường học”. Đây là nền tảng công nghệ được Sở Giáo dục và Đào tạo chọn ứng dụng cho công tác quản lý nguồn thu trường học, tích hợp báo cáo thuế điện tử và trao đổi dữ liệu với các ngân hàng theo thời gian thực. Qua 6 năm, đã đối soát số thu được hơn 1.700 tỷ đồng. Riêng các tháng 5,6,7/2020 sau dịch Covid – 19 thu gần 150 tỉ đồng.
Năm 2019, TP.HCM đã có 9 quận, huyện triển khai phần mềm quản lý nguồn thu tích hợp thanh toán không dùng tiền mà thanh toán thông qua các ví điện tử như Momo, VNPT Pay, Viettel Pay, Payoo mặt, bao gồm: Bình Tân, Tân Bình, quận 6, 7, 9, 10, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè. Một số quận triển khai tốt như: quận Bình Tân, 100% trường công lập và 26 trường dân lập tham gia triển khai. Số thu điện tử qua 6 tháng năm 2020 đạt gần 50 tỉ đồng.
Ông Trần Đình Cường, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết: "Nghị quyết 02 của Chính phủ cho phép thanh toán dịch vụ công, ưu tiên trên thiết bị di động, đã thúc đẩy nhu cầu thanh toán trên thiết bị cá nhân. Đối với kinh tế xã hội nói chung, để tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó có phần thanh toán không dùng tiền mặt. Mô hình Hệ thống Thẻ học đường thông minh (SSC) đã đáp ứng được điều kiện về công nghệ về nền tảng thanh toán và quan trọng là nền tảng dữ liệu, nền tảng xây dựng hóa đơn."
“Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục mở rộng để cho các ngân hàng tham gia thanh toán vào hệ thống này, tất nhiên các ngân hàng đó phải đáp ứng các điều kiện về kỹ thuật, về kết nối dữ liệu, đối soát dữ liệu. Mục tiêu chúng ta là không hạn chế các kênh thu hộ, kênh thu hộ mở rộng càng nhiều thì càng tạo sự thuận lợi cho phụ huynh." - ông Trần Đình Cường nói.
Tin, ảnh: Lệ Loan