Việt Nam - New Zealand đặt mục tiêu thương mại song phương đạt 2 tỷ USD

(VOH) - Chuyến thăm chính thức New Zealand của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từ 3 - 7/12 mở ra nhiều cơ hội mới trong quan hệ thương mại hai nước.

Vào 18 giờ ngày 3/12 (giờ New Zealand), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu đã đến thành phố Auckland, bắt đầu thăm chính thức New Zealand theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội New Zealand Adrian Rurawhe.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức New Zealand - Ảnh 1.  Đại sứ Nguyễn Văn Trung đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ngày 3-12 - Ảnh: Báo Đại biểu nhân dân
Đại sứ Nguyễn Văn Trung đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ngày 3/12.

Dự kiến trong thời gian ở New Zealand (từ ngày 3 đến 7-12), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội New Zealand Adrian Rurawhe và hội kiến các nhà lãnh đạo cấp cao của New Zealand.

Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam cũng sẽ tham dự các diễn đàn hợp tác về giáo dục và kinh tế, thăm đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand cùng một số hoạt động quan trọng khác.

New Zealand là Đối tác chiến lược của Việt Nam ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Quan hệ hợp tác giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ và hiệu quả trên các lĩnh vực.

Việt Nam - New Zealand đặt mục tiêu thương mại song phương đạt 2 tỷ USD vào năm 2024

Kể từ khi Việt Nam và New Zealand nâng cấp lên Đối tác chiến lược vào tháng 7/2020, quan hệ Việt Nam - New Zealand ghi nhận nhiều bước tiến đáng kể. Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với New Zealand, một đối tác quan trọng của Việt Nam ở khu vực Nam Thái Bình Dương, đồng thời cũng là Đối tác chiến lược của ASEAN.

Thời gian qua, dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 song trao đổi thương mại giữa Việt Nam và New Zealand năm 2021 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 26,7% so với năm 2020.

Việt Nam và New Zealand là hai nền kinh tế tương đối có tính bổ trợ lẫn nhau. New Zealand có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm điện tử, sản phẩm may mặc, da giày, sản phẩm gỗ, nông sản nhiệt đới, thuỷ sản... Ngược lại, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu từ New Zealand các mặt hàng như sữa nguyên liệu và sản phẩm sữa, rượu vang, thịt cừu, trái cây, gỗ nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may, da giày.

Việt Nam - New Zealand đặt mục tiêu thương mại song phương đạt 2 tỷ USD 
Việt Nam - New Zealand đặt mục tiêu thương mại song phương đạt 2 tỷ USD trong năm 2024.

Việt Nam và New Zealand đều là thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực (RCEP). New Zealand hiện là đối tác thương mại lớn thứ 36 của Việt Nam.

Theo Thương vụ Việt Nam tại thị trường New Zealand, việc Việt Nam và New Zealand, việc Việt Nam và New Zealand cùng tham gia các FTA đa phương khiến cho rào cản thuế quan, phi thuế quan ngày càng thấp hoặc bị loại bỏ. Đây là lợi thế lớn giúp hàng hóa Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh với hàng hóa từ các nước không có FTA với New Zealand.

Tuy nhiên, thách thức tiếp cận thị trường sẽ rất lớn bởi New Zealand là nước có rào cản kỹ thuật cao với việc nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy sản, thực phẩm. Vì vậy, các mặt hàng này muốn nhập khẩu vào New Zealand phải đảm bảo các tiêu chuẩn về y tế đối với sản phẩm nhập khẩu (IHS).

Đến nay, New Zealand mới cấp phép nhập khẩu cho quả xoài, thanh long, chôm chôm, cá tra, thực phẩm chế biến sẵn của Việt Nam. Mặt khác, do khoảng cách địa lý xa xôi, hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này phải chịu chi phí vận chuyển cao, thời gian vận chuyển kéo dài khiến giá thành khó cạnh tranh so với các sản phẩm của một số quốc gia khác.này.

Xem thêm: FAO: Gần 10% dân số thế giới bị đói

Nhằm hướng tới thương mại song phương đạt 2 tỷ USD vào năm 2024, Thương vụ Việt Nam tại New Zealand khuyến cáo việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường này cần được thực hiện theo một chiến lược bài bản, dài hạn.

Đây là một thị trường kinh tế tự do, minh bạch và khó tính bậc nhất thế giới với các quy định chặt chẽ về hàng hóa nhập khẩu nên các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và bám sát mục tiêu phát triển dài hạn của tỉnh về phát triển kinh tế xanh.

Cùng đó, doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường này cần phối hợp chặt chẽ với các đối tác nhập khẩu để đảm bảo hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định của thị trường.

 

Bình luận