Xem xét cán bộ dựa trên năng lực hiệu quả công việc

(VOH) - Mỗi đợt thi tuyển xét tuyển công chức - viên chức, hay thi nâng hạng-nâng ngạch, các thí sinh phải hoàn thiện rất nhiều loại văn bằng chứng chỉ.

Tình trạng loạn chứng chỉ trong bổ nhiệm, xét tuyển không chỉ hành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà còn gây tốn kém, ảnh hưởng đến công việc chuyên môn, vì đa phần họ phải vừa học vừa làm. Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, phải xem xét cán bộ, công chức, viên chức trên góc độ năng lực, hiệu quả công việc, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, chứ không phải chỉ dựa trên bằng cấp, chứng chỉ. 

Cho rằng trong xét tuyển hoặc thi tuyển cán bộ, công chức, viên chức, những văn bằng, chứng chỉ là rất cần thiết để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đoàn Quảng Bình nhấn mạnh, quan trọng là từng chuyên môn, ngành nghề, lĩnh vực, từng đối tượng và từng ngạch, từng độ tuổi phải được quy định những loại văn bằng chứng chỉ một cách hợp lý. "Đúng độ tuổi nào thì không cần phải đầy đủ các chứng chỉ hoặc có một số công việc đang được công tác cán bộ, công chức đó không cần phải chứng chỉ. Ví dụ như là đang làm văn thư thì dứt khoát phải có chứng chỉ về tin học, đang làm vì ngoại giao thì phải chứng chỉ ngoại ngữ. Những trường hợp mà không làm những việc gì dính đến đến ngoại ngữ tin học, chẳng hạn thì chưa cần thiết phải có. Còn trong tương lai hoặc hiện nay thi cử bổ nhiệm mà đối với đối tượng trẻ dưới 40 tuổi, chẳng hạn thì yêu cầu phải có chứng chỉ thì đối tượng thể hiện nay là phải học phải tiếp cận để cho có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định, đại biểu Ngọc Phương nói.

xem xét cán bộ, hiệu quả công việc

Hình minh họa: Internet

Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Yến, đoàn Đà Nẵng, việc tìm được cán bộ có đủ năng lực chuyên môn cũng như uy tín để bổ nhiệm là cả một quá trình. Cán bộ được bổ nhiệm phải đầy đủ nhiều loại bằng cấp, nhưng đôi khi điều đó cũng khiến chúng ta đánh mất cơ hội tìm được những cán bộ thực sự giỏi và có tài. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Yến cho rằng, năng lực thực sự phải được trải nghiệm qua thực tiễn về chuyên môn cũng như về đạo đức. Điểm quan trọng nhất là quản lý chặt các cơ sở đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. 

"Chất lượng đào tạo của các trường là một vấn đề mà chúng ta cần phải xem lại. Hiện nay nhiều khi học thật nhưng kết quả là giả, rồi nhiều khi không học nhưng vẫn có bằng. Thì chúng ta cũng đã thấy rất nhiều tình trạng xảy ra. Cơ bản nhất vẫn là quản lý chặt chẽ để khi chứng chỉ đó", theo đại biểu Kim Yến.

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp đề nghị các cơ quan chức năng cần xem xét để không gây phiền hà và gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước, gây tốn kém cho công chức, viên chức. Để việc bổ nhiệm cán bộ đi vào thực chất, phát hiện, thu hút, tuyển chọn, bổ nhiệm được người có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ, thì việc thi tuyển chức danh lãnh đạo là một phương an tối ưu. Đại biểu Văn Hoà nói: "Trong điều kiện chúng ta cần những người tài, có tầm có tâm để mà thực hiện những chức danh đó là một điều hết sức tối ưu. Tất nhiên bổ nhiệm cũng phải theo quy trình quy định cụ thể của cấp thẩm quyền như từ xét duyệt hồ sơ, lấy ý kiến quần chúng đảng viên rồi cụ thể công việc làm hàng ngày được đánh giá hoàn thành tốt. Tất nhiên chúng ta sẽ chọn được những người tài".

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về vụ phát hiện 39 thi thể tại Anh: Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi mua bán người, coi đây là tội phạm ...

 Tránh chồng chéo, phân tán chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số: Sáng nay (1/11), Quốc hội tiếp tục thảo luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu