>> Nghe nội dung phỏng vấn trên điện thoại di động
>> Bài 1: Phong trào Anh ngữ thiếu nhi: Nở rộ vì siêu lợi nhuận
>> Bài 2: Lựa chọn Trung tâm Anh ngữ: Phải phù hợp khả năng của trẻ
GS.TS Nguyễn Lộc, Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Giáo dục VN, Phó Trưởng ban chỉ đạo Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 |
GS.TS Nguyễn Lộc: Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, kết luận về năng lực tiếp thu của học sinh giai đoạn này có một số điểm chính như sau: các em có thể hoàn toàn tiếp thu tốt 1 ngoại ngữ. Mặc dù có ý kiến cho rằng giai đoạn này các em đang hình thành học tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Việt. Nhưng các nghiên cứu cũng cho rằng các em có thể học thành công nhiều ngôn ngữ cùng lúc. Tuy nhiên, ở đây còn nhiều vấn đề cần phải bàn: cụ thể là tính mục tiêu trong học tập của các em không rõ ràng bởi còn quá nhỏ.
PV: Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh với mong muốn trang bị kiến thức ngoại ngữ cho các em ngay từ đầu, nhiều chương trình Anh văn thiếu nhi nở rộ tại các trung tâm anh ngữ, ông đánh giá như thế nào về các chương trình này?
GS.TS Nguyễn Lộc: Thật ra, việc ra đời nhiều trung tâm Anh ngữ thiếu nhi xuất phát từ mấy vấn đề như sau: nhu cầu của cha mẹ, nhu cầu của các em mong muốn nhanh chóng hoà nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá, đó chính là ngoại ngữ. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục chính quy của Nhà nước chưa kịp để đáp ứng nhu cầu đó. Khi Nhà nước làm chưa kịp thì các thành phần kinh tế họ tham gia vào quá trình cung cấp các dịch vụ. Tất nhiên là học phí cao, nên sự đáp ứng rộng rãi đến nhiều phụ huynh chưa nhiều, chỉ một số thành phần mới gửi các em vào các chương trình đó.
PV: Thưa ông qua thực tế đó, chúng ta cũng đã thấy việc học ngoại ngữ là nhu cầu có thật của phụ huynh. Như vậy, Bộ GD-ĐT có những động thái nào để việc học ngoại ngữ ở học sinh có thể triển khai rộng rãi đến toàn dân, thưa ông?
GS.TS Nguyễn Lộc: Bộ GD-ĐT cũng nhận thức được điều này, do đó chương trình mới của Bộ GD-ĐT theo “đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, đề án này cũng chỉ ra rằng dạy học ngoại ngữ phải dựa trên sự trải nghiệm tuổi thơ của các em, tập trung nhiều vào nghe - nói hơn là đọc - viết. Dựa vào thực tế, Bộ quyết định dạy vào lớp 3 chứ không phải dạy ngoại ngữ cho các em từ lớp 1. Dù mới bắt đầu nhưng đã thể hiện sự cố gắng của Nhà nước trong việc đáp ứng nhu cầu này của phụ huynh, học sinh. Các em học ngoại ngữ theo hệ thống của Nhà nước sẽ không phải mất kinh phí gì cả, đáp ứng rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước.
PV: Thưa ông, theo mục tiêu của đề án thì học sinh sẽ được học ngoại ngữ từ lớp 3. Như vậy, với vai trò là Phó Trưởng ban chỉ đạo Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020, các em cần chuẩn bị nền tảng kiến thức nào để có thể bắt đầu học ngoại ngữ?
GS.TS Nguyễn Lộc: Theo thiết kế của chương trình, các em học lớp 3 sẽ bắt đầu học từ đầu tiên, dạy cho các em chưa biết gì về ngoại ngữ. Điều đó khẳng định rằng, trước khi bắt đầu vào học ngoại ngữ ở lớp 3, các em không cần chuẩn bị gì cả. Các em nếu học theo chương trình này từ lớp 3 cho đến lớp 12 theo đề án một cách nghiêm túc, rõ ràng thì các em sẽ đạt được trình độ ngoại ngữ như mong muốn, theo đúng mục tiêu đặt ra. Các em sẽ tự tin dùng ngoại ngữ hội nhập quốc tế.
PV: Thế nhưng trên thực tế, nhiều phụ huynh vẫn đổ xô cho con đi học tiếng Anh từ lớp mẫu giáo, lớp 1. Ông có lời khuyên nào dành cho các phụ huynh này?
GS.TS Nguyễn Lộc: Tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ ở các nước trên thế giới, nhất là ở các nước châu Âu, nơi mà mô hình dạy ngoại ngữ được VN theo rất nhiều, là việc cho các em học ngoại ngữ từ lớp 6. Nhưng ở VN bắt đầu từ lớp 3, nếu ta cho con em học một cách nghiêm túc thì chúng ta hoàn toàn tin tưởng các em sẽ đạt đến trình độ ngoại ngữ hội nhập quốc tế. Các bậc cha mẹ không nhất thiết lo lắng cho con em đi học trước ngoại ngữ, vừa mất thời gian, vừa tốn tiền của.
PV: Xin cám ơn ông!