Có thể bạn chưa biết, khái niệm Feedback của khách hàng là yếu tố quạn trọng, góp phần đánh giá chất lượng sản phẩm. Chính xác Feedback là gì? Có những hình thức Feedback gì để thúc đẩy kinh doanh. Cùng tìm hiểu.
Feedback là gì?
Feed trong tiếng Anh nghĩa là đưa ra hay cung cấp, back là trở lại, phản hồi lại. Feedback có nghĩa là đưa ra phản hồi về sản phẩm hoặc dịch vụ bất kỳ sau khi trải nghiệm. Thuật ngữ này đóng vai trò quan trọng đối với quá trình Marketing Online của các doanh nghiệp. Thông qua Feedback, bạn có thể đánh giá được tâm lý, mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.
Feedback xuất hiện phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Google Search, Messenger, Email... Hầu như mọi gian hàng online đều cung cấp các Feedback nhằm tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng.
Nhìn chung, Feedback đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình quảng cáo thương hiệu sản phẩm. Nó giống như một tiêu chí để khách hàng đánh giá về doanh nghiệp, từ các sản phẩm cho tới cung cách phục vụ hay thậm chí là hậu mãi với khách hàng.
Những lý do nên sử dụng Feedback trong Marketing
Feedback đóng vai trò cầu nối gây dựng sự tin cậy giữa khách hàng đối với những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua Feedback, người tiêu dùng có thể rút ra khá nhiều thông tin cơ bản như mức độ hài lòng, chất lượng sản phẩm và cả thái độ phục vụ.
Không thể phủ nhận rằng thông qua Feedback người tiêu dùng mới có thể nắm được những thông tin khách quan, chính xác nhất về doanh nghiệp. Do đó, sử dụng Feedback sẽ giúp bạn nhanh chóng đo lường được sự hài lòng của khách hàng, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ.
Một sản phẩm khi được tung ra thị trường thường sẽ tiếp cận với nhiều đối tượng người tiêu dùng, do đó, chúng cũng sẽ có những nhược điểm nhất định. Thông qua Feedback, doanh nghiệp có thể nắm được những nhược điểm này, từ đó có hướng đi mới nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Tạo dựng niềm tin từ những khách hàng mới. Trong thị trường kinh doanh, việc sử dụng Feedback để nâng tầm doanh nghiệp trước các đối thủ là hoàn toàn cần thiết. Feedback sẽ là căn cứ gây dựng niềm tin cho người tiêu dùng, từ đó thu hút lượng khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số cho doanh nghiệp.
Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn là điều các doanh nghiệp quan tâm. Thông qua Feedback, doanh nghiệp có căn cứ xác đáng để thực hiện quá trình này một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Hướng dẫn các cách Feedback cơ bản nhất
Feedback là thông tin luôn được người tiêu dùng quan tâm tìm hiểu trước khi muốn lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ. Do đó, nếu muốn đảm bảo hiệu quả quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp cần phải nắm được những cách Feedback cơ bản nhưng hiệu quả nhất sau đây.
Thông tin phản hồi mang nội dung tích cực
Bất kỳ sản phẩm nào cũng sở hữu những ưu điểm nhất định. Do đó, khi Feebback nên chọn cả những điểm nổi bật này để gây ấn tượng với khách hàng. Sau đó mới nên nói về các điểm hạn chế. Với thứ tự này, các Feedback sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và gây đồng cảm với người đọc hơn.
Hơn nữa, quy trình Feedback đi từ tích cực tới tiêu cực sẽ giúp khách hàng dễ dàng cảm nhận rằng sản phẩm có những tính năng nổi bật hơn so với nhược điểm. Điều này sẽ khơi gợi cảm giác muốn trải nghiệm, từ đó thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Đặt câu hỏi về sản phẩm/ dịch vụ
Những Feedback truyền thống thường mang lại cảm giác cứng nhắc. Thay vào đó, nếu muốn gây ấn tượng bạn có thể sử dụng các câu hỏi. Sự sáng tạo trong form mẫu Feedback sẽ mang lại hiệu quả thuyết phục cao hơn cho các sản phẩm mà doanh nghiệp muốn giới thiệu.
Nội dung các câu hỏi này nên xoay quanh những ưu điểm nổi bật của sản phẩm hoặc các dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Tránh đề cập đến những nhược điểm hoặc nếu đề cập, hãy sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng và mang tính đề xuất ý kiến để doanh nghiệp có thể tiếp thu.
Sử dụng các cụm từ mang tính chất cá nhân trong Feedback
Feedback là các phản hồi từ khách hàng khi đã trải nghiệm về sản phẩm. Do đó, nếu muốn tăng độ chân thực và tính thuyết phục, hãy sử dụng các ngôn từ cá nhân trong nội dung Feedback.
Ngôn từ cá nhân sẽ mang lại ấn tượng về sự trải nghiệm cho người đọc. Có nghĩa là những ngôn từ này tạo cảm giác là bạn đã sử dụng và đang đưa ra những cảm nhận của mình về sản phẩm đó. Điều này thường khơi gợi nên cảm giác an tâm, tin cậy hơn cho khách hàng, nhất là nếu họ đang trong trạng thái băn khoăn hay phân vân.
Feedback đóng vai trò khá quan trọng trong quy trình quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Tận dụng tốt các Feedback có thể giúp doanh nghiệp tạo dựng vị thế vững chắc trong lòng người tiêu dùng, đồng thời gia tăng lượng khách hàng tiềm năng cũng như doanh số bán hàng. Hy vọng những thông tin về Feedback trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng về thương hiệu!
Truy cập VOH Online thường xuyên để cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất.