Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

SSL là gì? SSL có quan trọng với website hay không?

SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer. Đây là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra.

Nhiều người khi bắt đầu vào tìm hiểu S.E.O hay quản trị Web thì thường quan tâm đến khái niệm SSL. Vậy SSL là gì, SSL hoạt động như thế nào và nó có ưu nhược điểm gì? Hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thuật ngữ SSL là gì?

SSL là chữ viết tắt của Secure Sockets Layer. Nó được biết đến với một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu, giúp tạo ra những liên kết giữa máy chủ web cùng trình duyệt. Những liên kết này sẽ giúp cho tất cả những dữ liệu được trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn, mang tính riêng tư và được tách rời.

SSL cũng được biết đến với một chuẩn công nghệ được hàng triệu website ứng dụng trong việc bảo mật cho những giao dịch trực tuyến của họ.

ssl-la-gi-voh.com-vn-anh1

SSL thực hiện hoạt động bảo mật như thế nào?

SSL giúp cho việc đảm bảo mua bán trên mạng internet được diễn ra dễ dàng, an toàn và nhanh chóng. Khi người dùng truy cập vào internet tại khu vực được bảo mật ngay lập tức những thông tin về thẻ tín dụng, địa chỉ email hay những dữ liệu cá nhân khác thì SSL sẽ kích hoạt trình duyệt cùng máy chủ web giúp tạo ra những kết nối an toàn được mã hóa và mang tính bảo mật.

Quy trình này diễn ra không làm gián đoạn quá trình mua sắm của người dùng. Bạn có thể dễ dàng nhận ra nó khi trên trình duyệt có xuất hiện biểu tượng móc khóa đó là lúc trạng thái bảo mật đang diễn ra.

Ngược lại, khi người dùng mang thông tin của mình gửi đến một trang web không được bảo mật, tức là trang web này không được cấp chứng nhận SSL hợp lệ. Khi đó tại trình duyệt sẽ xuất hiện thông báo nhắc nhở cho người dùng trang web này có chứa những dữ liệu nhạy cảm và bị chặn bởi bên thứ 3. Khi gặp những trường hợp này người dùng nên lựa chọn những địa chỉ khác để có thể mua sắm.

Ưu điểm của SSL

Website của bạn sẽ có tính chuyên nghiệp hơn

Khi bạn vào bất kỳ một website nào, dấu hiệu để nhận biết website đó có bảo mật hay không đó là chìa khóa xanh nhỏ phía bên cạnh địa chỉ của website, đó là biểu tượng của SSL.

Người dùng ngày càng hiểu rõ hơn về tính bảo mật trong các giao dịch hay truyền đạt thông tin cá nhân do đó các công ty luôn phải nắm bắt rõ ràng xu thế này để bảo vệ dữ liệu của khách hàng. Do đó, SSL chính là một phương thức hoàn hảo giúp cho người dùng nắm bắt được hệ thống an toàn cũng như tăng tính chuyên nghiệp cho bất kỳ website có chứa SSL.

Mã hóa thông tin 

Mục đích khi sử dụng SSL giúp tăng khả năng bảo mật mà nó mang lại. SSL giúp đảm bảo dữ liệu sẽ được truyền đi giữa trình duyệt mà người dùng đang sử dụng với một website có chứa SSL.

Điều này hiểu đơn giản rằng, dù bạn có nắm dữ liệu trong tay cũng không thể đọc được nó vì nó đã bị mã hóa.

Làm hài lòng Google bởi SSL

Thực sự, Google rất thích những site được cài vào đó giao thức SSL. Điều này còn có lợi khi bạn SEO website mà không cần tốn quá nhiều tài nguyên đã có thể tăng thứ hạng site trên Google search.

Yếu tố này ảnh hưởng đến thứ hạng của website khoảng chừng 2 năm nay dựa trên thuật toán PageRank. Do đó nếu như website A Và B có mọi thứ tương tự nhau thì một webiste có SSL sẽ luôn được ưu tiên hơn web không có SSL.

ssl-la-gi-voh.com.vn-anh2

Nhược điểm của SSL

Làm chậm hiệu suất của website

Khi bạn cài đặt SSL cho website của mình, khi người dùng truy cập và tiến hành gửi thông tin lên web sẽ phải trải qua 1 lần mã hóa dữ liệu, điều này khiến thời gian truy cập sẽ lâu hơn, tuy nhiên sự chênh lệch thời gian này là không đáng kể.

Ảnh hưởng đến công cụ bảo mật

Khi sử dụng SSL để giúp kết nối giữa máy chủ và máy khách sẽ làm cho các công cụ bảo mật không thể xác định được, do đó rất khó dể phát hiện ra những phần mềm độc hại đang có tại trang web.

Nếu một phần mềm độc hại bị hacker xâm nhập sau đó kết nối với mã hóa SSL thì phần mềm bảo mật mạng sẽ không thể xác định được nội dung phần mềm sẽ được mã hóa. Do đó, SSL lại là nguyên nhân tạo ra mối đe dọa về an ninh.

Chuyển giao thức ảnh hưởng đến thứ hạng website

Khi cài vào SSL, website thường sẽ chuyển từ http sang https. Đối với người dùng sẽ không có nhiều sự khác biệt, nhưng với những công cụ tìm kiếm sẽ coi đây là 2 trang web khác nhau, điều này vô tình sẽ làm ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web.

Chi phí đắt đỏ 

Giai đoạn hoạt động của SSL từ giai đoạn thiết lập cơ sở hạ tầng tới hiệu suất hoạt động, trong quá trình sử dụng cũng tốn khá nhiều tài nguyên nên gây tốn kém và có phần lãng phí về chi phí sử dụng. Do đó, hãy chú ý đến điểm này bằng các sử dụng những phần cứng mới mạnh mẽ hơn phần cứng cũ để khắc phục nhược điểm này.

Trên đây là những thông tin có thể bạn chưa biết về SSL. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể dễ dàng hiểu hơn về khái niệm này cũng như ưu nhược điểm của nó. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết.

GPU là gì? Cách chọn GPU cho máy tính đúng với mục đích sử dụng: Có thể bạn nghe thấy từ CPU nhiều, nhưng nếu bạn thường xuyên sử dụng PC, laptop bạn cũng nên tìm hiểu về GPU. Vậy GPU là gì? Chức năng chính của GPU (Graphics Processing Unit) như thế nào
Firmware là gì? Có nên nâng cấp Firmware hay không? Firmware thuật ngữ được nhiều người nhắc đến khi đề cập tới các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy ảnh kĩ thuật số... Vậy Firmware là gì, vai trò của nó như thế nào đối với các thiết bị điện tử
Bình luận