Nghiên cứu được các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Ohio công bố vào ngày 11/9 vừa qua, diễn ra trực tuyến và có sự tham gia của 208 người lớn. Họ phải đánh giá cảm nhận của mình về tin nhắn hỗ trợ AI mà họ nhận được từ một người bạn ảo.
Nghiên cứu cho thấy những người này không cảm thấy được sự thân chân từ một người bạn ảo qua tin nhắn AI.
Bingjie Liu, tác giả chính của nghiên cứu và trợ lý giáo sư truyền thông tại Đại học bang Ohio cho biết: “Sau khi nhận được tin nhắn được hỗ trợ bởi AI, mọi người cảm thấy không thoải mái về mối quan hệ của họ với bạn bè và mất cảm giác an toàn. Mọi người muốn bạn bè cứ trực tiếp trao đổi với nhau, chứ đừng dựa dẫm vào AI”.

Là một phần của nghiên cứu, những người tham gia được đưa vào tình huống, tất cả có một người bạn ảo tên là Taylor đã quen biết được nhiều năm và họ phải viết một tin nhắn văn bản ngắn cho Taylor, mô tả rằng mình đang rất kiệt sức và cần được hỗ trợ.
Việc của Taylor là cho lời khuyên khi nhận tin bạn mình có mâu thuẫn với đồng nghiệp hoặc làm gì khi đến ngày sinh của họ. Tất cả những người tham gia đều nhận được câu trả lời từ Taylor nhưng hầu hết đều cảm thấy không hài lòng vì những câu trả lời do AI tạo ra kém phù hợp, cũng như cảm thấy không thoải mái với mối quan hệ với Taylor vì những lời khuyên không chân thành.
Liu giải thích: “Mọi người muốn biết bạn sẵn sàng đầu tư bao nhiêu vào tình bạn của mình và nếu họ cảm thấy bạn đang đi đường tắt bằng cách sử dụng AI để trợ giúp thì điều đó là không tốt. Đừng sử dụng công nghệ chỉ vì nó tiện lợi. Sự chân thành và chân thực vẫn rất quan trọng trong các mối quan hệ”.