Root máy là gì? Cách root Android như thế nào? Bạn có bao giờ muốn nắm hoàn toàn quyền kiểm soát thiết bị của mình hay không? Nếu còn chưa rõ những khái niệm trên đừng bỏ qua bài viết sau đây.
Root máy là gì?
Root máy là thao tác cho phép người dùng smartphone, máy tính bảng các các thiết bị điện tử chạy hệ điều hành Android có quyền truy cập ưu tiên trên các hệ thống phụ Android. Việc Root máy giúp bạn được tùy chỉnh cài đặt vượt qua rào cản bảo mật cao của nhà sản xuất.
Tại sao nhiều người dùng thích root máy Android?
Chắc hẳn đã nhiều hơn một lần bạn thắc mắc "Vì sao nhiều tín đồ Android tìm cách root máy?".
- Root máy có thể giúp điều chỉnh xung nhịp và điện thế cho CPU nhằm tăng tốc độ xử lý của thiết bị. Chính vì thế, root Android cũng giúp smartphone tiết kiệm pin, bổ sung những tính năng mà máy không hỗ trợ.
- Sau khi root máy bạn cũng có thể gỡ bỏ VĨNH VIỄN những ứng dụng mặc định do nhà sản xuất cài vào mà bạn không bao giờ dùng tới, từ đó giúp máy tiết kiệm tài nguyên.
- Nhờ root máy bạn cũng có thể gỡ bản ROM gốc và up lên những bản ROM mới. Tìm kiếm bản ROM tại đây.
- Xóa bỏ tập tin rác hệ thống
Thế nhưng... nếu quyết định Root máy Android để có trả nghiệm mới mẻ hơn, cần lưu ý một vài điều dưới đây.
3 rủi ro gặp phải khi Root máy Android
Nguy cơ cao thiết bị bị xâm nhập Malware
Do tính chất dễ dàng cài đặt các App mà không có cảnh báo từ hệ thống nên máy dễ bị tấn công bởi Malware (dễ bị rò rỉ thông tin cá nhân, bị mất tiền...)
Mất bảo hành máy
Tất cả các hãng sản xuất điện thoại đều thông báo rằng họ sẽ không bảo hành các máy đã root vì lý do có thể gặp lỗi không phải do họ gây ra.
Không thể cập nhật được phần mềm từ nhà sản xuất
Smartphone đã root sẽ không thể cập nhật phần mềm theo dạng Over The Air nữa vì cơ chế kiểm tra tính toàn vẹn của hệ điều hành không cho phép. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ không thể update lên bản Android mới, trừ khi bạn flash thủ công.
Vậy có nên root máy hay không? Câu trả lời tùy thuộc vào mục đích của bạn. Nếu là người thích vọc vạch, thích trải nghiệm giao diện mới thì hãy thử một lần.
2 cách root Android bằng máy tính và không cần máy tính
Hướng dẫn cách root Android bằng máy tính chỉ trong 5 phút
Bước 1: Tải ứng dụng KingoRoot tại đây (đây là ứng dụng hỗ trợ root máy trên PC thành công 100%)
Tiến hành giải nén ứng dụng KingoRoot. Nhấn Next
Sau đó nhấn Accept
Quá trình Install diễn ra trong khoảng 1-2 phút, tùy theo cấu hình máy và tốc độ internet của bạn
Lưu ý cách root Android
- Trước khi các bạn root Android nên kiểm tra lại thiết bị đã được root hay chưa bằng ứng dụng Root Checker
- Tắt ứng dụng diệt virus có sẵn trên máy của bạn để ứng dụng này chạy trơn tru hơn.
Bước 2: Kêt nối điện thoại vào máy tính, click vào chữ Root
Sau khi thiêt bị được Root thành công sẽ có thông báo 100% trên màn hình.
Bạn truy cập lại vào ứng dụng Root Checker để kiểm tra lại thiết bị đã được Root hay chưa.
Nếu không thích cách Root Android trên, các bạn tham khảo tiếp cách Root Android sau.
Cách Root Android không cần dùng máy tính
Bước 1: Dùng ứng dụng Root Checker kiểm tra thiêt bị đã được Root hay chưa, nếu chưa sẽ có thông báo như sau
Bước 2: Tải ứng dụng Root Master để tiên hành Root máy
Giao diện ứng dụng hiện ra như sau
- Start là nút bắt đầu.
- Thiết bị của bạn chưa được Root thì sẽ có thông báo "There is not root permission"
- Tên thiết bị và phiên bản Android bạn đang dùng
Nhấn nút Start để bắt đầu Root, trong quá trình Root giao diện phần mềm hiện như sau
Khi các bạn Root máy phải bật wifi và 3G/4G lên. Để tốc độ Root được nhanh hãy đảm bảo tín độ internet mạnh và tắt các ứng dụng chạy ngầm.
Khi thiết bị đang Root không được tắt nguồn hoặc thoát ứng dụng vì nó sẽ làm smartphone của bạn bị lỗi.
Đây là giao diện sau khi root Android xong
Chỉ với 3 bước đơn giản các bạn đã có cách Root Android thành công 100%. Truy cập VOH Online thường xuyên để cập nhật nhiều hơn tin tức công nghệ mới nhất.