Ban đầu, máy tính sử dụng bo mạch chủ với các mạch tích hợp (IC) có các chức năng khác nhau. Những IC là một hoặc nhiều con chip với chức năng điều khiển mỗi thành phần của hệ thống như bàn phím, card âm thanh… Bo mạch chủ kích thước nhỏ không thể chứa nhiều IC nên người ta đã tích hợp những con chip đơn lẻ vào nhau tạo thành chipset, việc này giúp giảm số lượng chip điều khiển trên bo mạch chủ.
Chipset là gì?
Chipset là thành phần có trên bo mạch chủ và là một bộ những con chip. Có chức năng là trung tâm giao tiếp của bo mạch chủ, vi điều khiển mọi hoạt động truyền tải dữ liệu giữa các phần cứng. Đồng thời cũng là thành phần xác định tính tương thích giữa các phần cứng với bo mạch chủ
Hình ảnh minh họa chipset
Các loại chipset trên mainboard
Có 2 loại chipset là chip cầu bắc và chip cầu nam. Chip cầu bắc (MCH- Memory Controller Hub) có vai trò quan trọng đối với bo mạch chủ của PC. Đây là con chip trung gian giúp các phần cứng như CPU, RAM… và chip cầu nam giao tiếp với nhau. Chip cầu bắc là thành phần quyết định đến số lượng, chất lượng và tốc độ của CPU, RAM khả dụng.
Chip cầu nam (ICH- I/O Controller Hub) không được kết nối trực tiếp với CPU mà phải thông qua chip cầu bắc. Con chip này có vai trò trong những công việc có tốc độ chậm của bo mạch chủ. Đây là con chip trung gian liên lạc giữa các thiết bị có tốc độ chậm hơn trên máy tính. Một chip cầu nam có thể làm việc với nhiều chip cầu bắc khác và 2 chip cầu này muốn hoạt động phải thiết kế tương thích với nhau.
Các loại chipset trên mainboard
Vai trò của chipset
Sự tương thích phần cứng
Khi có chipset hay bo mạch chủ, chúng ta sẽ biết chọn những phần cứng còn lại như thế nào như loại RAM gì ((DDR3 hay DDR4), tốc độ cao hay thấp; ổ cứng gì và số lượng ổ có thể gắn… Do có sự đa dạng nên chipset cũng có nhiều phiên bản khác nhau, phiên bản cao cấp nhất thì hỗ trợ nhiều thứ hơn.
Sự tương thích phần cứng
Các tùy chọn mở rộng
Chipset nhờ bus để quyết định tùy chọn phần cứng mở rộng. Các thành phần của phần cứng và thiết bị ngoại vi kết nối với bo mạch chủ thông qua bus. Mỗi loại bus có tốc độ, băng thông khác nhau. Mỗi bo mạch chủ hỗ trợ nhiều loại bus khác nhau. Có 2 loại bus là bus trong (internal bus) và bus ngoài (external bus).
Các tùy chọn mở rộng
Khả năng OC của hệ thống
Ép xung là đẩy xung nhịp của các thành phần phần cứng lên cao hơn so với xung mặc định giúp máy tính hoạt động với hiệu suất cao hơn. Điện năng tiêu thụ và nhiệt sản sinh tỷ lệ thuận với tốc độ khiến hệ thống không ổn định, linh kiện giảm tuổi thọ. Khi đó hệ thống cần đến tản nhiệt nước và bộ nguồn cao cấp.
Nếu bạn muốn ép xung máy tính phải tìm đúng bo mạch chủ dùng chipset có khả năng ép xung khi chọn mua phần cứng ráp máy. Bởi vì có một số loại CPU ép xung được như dòng K của Intel và AMD. Và một số loại chipset hỗ trợ ép xung hoặc phải có firmware đặc biệt để mở khóa khả năng ép xung.
Khả năng OC của hệ thống
Các dòng chip intel phổ biến hiện nay
CPU Intel Pentium
Pentium là dòng chip xử lý được sản xuất nhằm đạt được hiệu năng ổn định với mức giá phù hợp. Dòng chip này thường được sử dụng trên các dòng máy có cấu hình tầm trung. CPU Pentium không hỗ trợ cho các công nghệ hiện đại như Turbo Boost hay siêu phân luồng nhưng bù lại sản phẩm tương thích được với rất nhiều bo mạch đến từ các hãng khác nhau.
Intel Pentium thường có 2 nhân xử lý (một số ít có 4 nhân) với xung nhịp dao động từ 1.1-3.5 GHz. CPU Pentium được Intel nâng cấp lên thế hệ Haswell giúp tiết kiệm điện và hiệu năng xử lí tốt hơn CPU Core i thế hệ cũ.
CPU Intel Pentium
CPU Intel Celeron
Celeron là bộ xử lý cấp cơ bản của Intel cho công việc tính toán cơ bản như email, Internet và tạo tài liệu. Intel Celeron là dòng chip rút gọn của Pentium nhằm giảm giá thành với số bóng bán dẫn trong chip Celeron ít hơn và bộ nhớ Cache nhỏ hơn. Bạn có thể dàng tìm thấy chip Celeron trên các sản phẩm máy tính giá thấp.
Có một số các tác vụ, Pentium và Celeron tương đương nhau (khi cùng số nhân và xung nhịp xử lý) nhưng khi chạy ở các ứng dụng mạnh như xử lý đồ hoạ, game, video thì Pentium có tốc độ nhanh gấp từ 1,5 đến 2 lần. Celeron cũng được nâng cấp lên thế hệ Haswell. Intel Celeron Haswell được định hướng sử dụng trên laptop và ultrabook giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo hiệu năng ổn định.
CPU Intel Celeron
CPU Intel Xeon
CPU Xeon có đầy đủ chức năng và cấu hình cần thiết của một máy tính thông thường và đặc biệt là cho server hoặc máy trạm. Chip Intel Xeon thường sử dụng cho các loại máy tính cần hiệu năng cao.
Chip Intel Xeon hỗ trợ RAM ECC (Error Checking và Correction) phát hiện và sửa lỗi dữ liệu trước khi nó xảy ra. Đồng thời, lõi nhiều CPU, bộ nhớ đệm L3 cache cao, bộ vi xử lý Chip Intel Xeon có độ bền bỉ cực kỳ cao.
CPU Intel Xeon
CPU Intel Core i
Dòng CPU Intel Core i đã trải qua nhiều thế hệ như Nehalem, Sandy Bridge… Thế hệ càng mới khả năng xử lí và trang bị card đồ họa tích hợp càng mạnh hơn thế hệ trước. Thế hệ mới nhất cũng là thế hệ có hiệu năng mạnh mẽ cùng các công nghệ hiện đại nhất.
CPU Intel Core i
Như vậy, chipset và CPU đều rất quan trọng và là phần không thể thiếu đối với máy tính. Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu chipset là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào.
Nguồn hình: Internet