Công nghệ blockchain là gì? Và vì sao Blockchain (chuỗi khối) lại là một ứng dụng tiềm năng trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, viễn thông,...
Công nghệ Blockchain là gì?
Với thời đại công nghệ 4.0, cụm từ blockchain được nhắc đến như một công nghệ tân tiến và hiện đại, là chìa khóa vàng cho sự chuyển đổi số cùng với đó là việc xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai.
Blockchain với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch, được tính toán theo thời gian thực giúp cho việc bảo vệ không gian lưu trữ và tăng tính bảo mật nên nó dần trở thành công nghệ đột phá và có khả năng ứng dụng rộng rãi tại nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau.
Blockchain được biết đến là một kỹ thuật được phân chia hay có tên gọi khác là cơ sở dữ liệu trong một mạng. Những người trong mạng lưới sẽ được chia sẻ một dữ liệu chung, với toàn bộ hệ thống sẽ có một tài liệu gốc và nhiều bản sao chép khác nhau được đặt ở nhiều nơi.
Tuy nhiên những bản sao chép này chỉ được cập nhật khi có sự đồng ý của tất cả những người tham gia, thế nên khi một khối thông tin được ghi vào hệ thống thì sẽ không có gì có thể thay đổi được dữ liệu này.
Khối thông tin này còn được biết đến với tên gọi khác là những giao dịch trong thực tế.
Nguyên lý hoạt động của Blockchain ra sao?
Công nghệ Blockchain cho phép thực hiện các hoạt động trao đổi tài sản hay thực hiện những giao dịch mà không cần đến sự làm chứng của bên thứ 3 cũng như không cần đặt nền móng của sự tin tưởng.
Ví dụ minh họa: A và B cùng chơi cá cược thời điểm mà C về đến nhà. Lần cá cược này có trị giá 100.000 đồng. Nếu C về lúc trước 9 giờ thì A thắng, về sau 9 giờ B thắng.
Tại đây có 2 phương án được đưa ra:
- Nhờ một người có tên là D (người trung gian) giữ số tiền 200.000đ, nếu ai thắng D sẽ trao số tiền cho người đó. Nhưng rủi ro xảy ra nếu D không phải người giữ chữ tín và lật mặt không muốn trao trả số tiền này.
- Tin tưởng nhau, thế nhưng rủi ro ở đây là A hoặc B đều có thể trở mặt và không trả số tiền này.
Vậy Blockchain ra đời để giải quyết các vấn đề và rủi ro nêu trên. Khi có bất kỳ một giao dịch nào, tiền sẽ được chuyển vào Blockchain. Sau đó nhờ phương pháp thu thập dữ liệu, tiền sẽ được chuyển cho người chiến thắng.
Ưu điểm của Blockchain
Khả năng phân tán:
Dữ liệu của blockchain với việc được lưu trữ tại hàng ngàn thiết bị với mạng lưới bao gồm các nút phân tán, hệ thống và dữ liệu mang đến khả năng chống lại các lỗi kỹ thuật cùng các cuộc tấn công chống độc hại. Tại mỗi nút mạng sẽ là những bản lưu trữ cơ sở dữ liệu để tráng trường hợp có lỗ xảy ra sẽ không làm ảnh hưởng đến lỗi bảo mật của mạng lưới.
Tính ổn định:
Khi các dữ liệu được ghi nhớ vào mạng lưới blockchain thì việc loại bỏ hay thay đổi nó cũng vô cùng khó khăn. Do đó blockchain đã trở thành công nghệ để lưu trữ hồ sơ tài chính hay những dữ liệu khác nhau mà không lo có sự phân tán hay công khai.
Hệ thống không cần sự tin tưởng cao:
Trong tất cả các vấn đề liên quan đến tài chính hoặc hệ thống thanh toán khi sử dụng công nghệ blockchain sẽ không còn quan trọng vì mạng lưới các nút trong hệ thống đã thực hiện xác minh giao dịch thông qua một hệ thống đào. Do đó, khi sử dụng hệ thống blockchain sẽ có thể loại trừ được những rủi ro khi phải đặt niềm tin vào hệ thống cũng như giảm thiểu được những chi phí phát sinh cho bên trung gian hoặc bên thức 3.
Bên cạnh những ưu điểm đó, Blockchain vẫn tồn tại một vài nhược điểm.
Blockchain tồn tại những nhược điểm gì?
Khả năng sửa đổi dữ liệu:
Tính ổn định là một ưu điểm của blockchain nhưng không phải lúc nào nó cũng tốt. Vì khi muốn thay đổi một cơ sở dữ liệu trong blockchain thường phải sử dụng những thuật toán phức tạp và thường sẽ phải có một hard fork.
Chìa khóa cá nhân:
Việc cung cấp chìa khóa cá nhân cho người dùng và chỉ người đó mới có thể sử dụng và nắm bắt thông tin trong chìa khóa này. Do đó, việc người dùng vô tình làm mất chìa khóa sẽ xảy ra tình trạng mất tiền và không có cách nào để lấy lại được tiền nữa.
Lưu trữ:
Hệ thống dữ liệu Blockchain có thể phát triển nhanh chóng theo thời gian, với tốc độ tăng trưởng vượt xa tốc độ lưu trữ của các ổ đĩa cứng. Do đó khi mạng lưới dữ liệu quá lớn có thể làm mất các nút.
Tốn kém băng thông:
Do thông tin cần được vận chuyển liên tục nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến tốc độ truyền tải của băng thông, ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải internet trong khu vực.
Ăn cắp ý tưởng:
Smartcontract là dạng trong suốt và bất kỳ ai cũng có thể đọc và hiểu được nó đang làm gì. Thế nhưng trong các giao dịch hợp đồng, mua bán nếu bạn cung cấp cho đối thủ một Smartcontract thì bên đó sẽ dễ dàng sao chép hay tạo ra các giao dịch tương tự trên Blockchain.
Mặc dù có những ưu điểm tồn tại song song với những điểm chưa thực sự hoàn hảo nhưng blockchain hứa hẹn sẽ có một vị thế quan trọng trong thời kỳ 4.0. Và chắc chắn trong những năm tới sẽ có sự áp dụng công nghệ blockchain vào các doanh nghiệp thậm chí cả chính phủ để tìm ra giải pháp tốt nhất cho công nghệ.