Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Những ứng dụng của trí thông minh nhân tạo trong đời sống

VOH - Trí tuệ nhân tạo AI giúp máy tính có được trí thông minh của con người. Trí thông minh nhân tạo biết suy nghĩ, hành động như con người, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, công nghệ

Thời đại 4.0 chắc hẳn bạn đã nghe nhiều hơn 1 lần khái niệm 'trí tuệ nhân tạo'. Vậy bạn đã thực sự hiểu: Trí tuệ AI là gì? Ứng dụng nào đang sử dụng trí thông minh nhân tạo và những lợi ích mà trí thông minh nhân tạo mang lại hay chưa?

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo (hay trí thông minh nhân tạo, tiếng Anh là Artificial Intelligence (AI)) là một ngành thuộc khoa học máy tính. AI là trí tuệ của máy tính do con người tạo nên nhằm mục đích để máy móc giúp con người tự động hóa các hành vi thông minh.

Có một số người nhầm lẫn trí thông minh nhân tạo với việc lập trình logic trong ngôn ngữ lập trình. Trí thông minh nhân tạo và các chương trình lập trình khác nhau ở việc ứng dụng các hệ thống học máy để mô phỏng trí tuệ con người. Cụ thể, trí thông minh nhân tạo (AI) biết suy nghĩ, biết học, và tự thích nghi với những điều mới,...

Một số ví dụ điển hình chứng minh sức mạnh của trí thông minh nhân tạo như: máy tính thông minh AlphaGo đánh bại kỳ thủ cờ vây thế giới Lee Sedol, hãng IBM tạo ta chiếc siêu máy tính Watson.

tri-tue-nhan-tao-ai-voh.com.vn-anh1

Nguồn gốc của trí tuệ nhân tạo xuất phát từ đâu?

Tháng 10/1950 là cột mốc đánh dấu ý tưởng xây dựng AI lần đầu tiên xuất hiện. Một nhà bác học người Anh đã đưa ra giả thuyết "Liệu máy tính có khả năng suy nghĩ như con người hay không?" Để giải quyết được giả thuyết này, ông đưa ra khái niệm "Phép thử bắt chước". Tham gia vào một phép thử này cần hai người và một máy tính. Một người đóng vai trò thẩm vấn, một người đóng vai trò người trả lời thẩm vấn. Với cùng câu hỏi, nếu người thẩm vấn không phân biệt được đâu là câu trả lời của người trả lời, và đâu là câu trả lời của máy tính thì lúc này có thể nói máy tính có khả năng "suy nghĩ" giống con người.

Vào mùa hè năm 1956 tại Mỹ, tại một hội nghị khoa học, cái tên Artificial Intelligence” được chính thức công nhận và được dùng cho đến ngày nay. Bộ môn nghiên cứu trí tuệ nhân tạo cũng được thành lập từ đây.

Theo thời gian, trí thông minh nhân tạo (AI) đã dần được phát triển ngày càng tiến bộ và được phân loại rõ ràng hơn.

Trí tuệ nhân tạo được phân loại như thế nào?

Purely Reactive - Phản ứng đơn thuần

Đây là hình thái cơ bản nhất của AI. Nó tiếp nhận môi trường trực tiếp và phản ứng lại với những điều nó thấy. Nó không có khái niệm về môi trường rộng lớn, nó cũng không có ký ức hoặc liên hệ (gọi là draw on) với trải nghiệm trong quá khứ. AI thường chỉ chuyên về một lĩnh vực nào đó.

Một sản phẩm của AI kiểu này điển hình là sản phẩm Deep Blue của IBM đã thắng Kasparow trong ván cờ.

Limited Memory - Trí nhớ có hạn

Ở mức cao hơn trên nấc thang tiên hóa của Ai, loại hình AI này có trí nhớ giới hạn, xem xét một số mẫu thông tin đã diễn ra và thiết lập chúng với các lập định sẵn có về thế giới. Bộ nhớ hoặc kinh nghiệm của nó chỉ đủ để đưa các quyết định chính xác và tiến hành các hành động phù hợp.

Sản phẩm tiêu biểu của AI Limited Memory là các thiết bị xe tự lái, chatbot

Theory of mid - Lý thuyết của tâm trí

Loại AI thứ 3 này thống minh hơn, chúng có thể hiểu được cảm xúc và suy nghĩ ảnh hưởng đến hành vi của con người. Loại hình AI này nắm bắt được cảm xúc, động lực, ý định và kỳ vọng. Chúng cũng có thể tương tác về mặt xã hội.

Self-Aware - Tự ý thức

Những dạng AI này có thể tạo một số dạng tính cách đại diện về bản thân chúng. Chúng cũng có thể dự đoán được cảm xúc của người khác, đưa ra tư duy trừu tượng và suy luận. Đây chính là thế hệ tương lai của các cỗ máy: siêu thông minh, siêu nhạy cảm và vô cùng tỉnh táo.

Một số bộ phim khoa học viễn tưởng đã nhắc tới loại hình AI này điển hình như: Nhân vật Eva trong bộ phim Ex Machina (2015)

Vậy được nghiên cứu và phát triển suốt gần 70 năm qua, trí thông minh nhân tạo AI đã có những gì hữu ích cho cuộc sống con người?

tri-tue-nhan-tao-la-gi-voh.com.vn-anh3

Những ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo

Ứng dụng của trí thông minh nhân tạo AI trong y tế

IBM Watson được coi là một trong những ứng dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe tốt. IBM Watson hiểu được ngôn ngữ tự nhiên và phản hồi câu hỏi được đưa ra. Hệ thống IBM Watson khai thác dữ liệu bệnh nhân và các nguồn dữ liệu có sẵn để tạo ra giải thuyết.

Một ứng dụng tiêu biểu khác của AI có thể kể đến các chatbot, một chương trình máy tính trực tuyến để trả lời khách hàng tự động.

Trí thông minh nhân tạo AI trong lĩnh vực bán lẻ

AI giúp các website bán hàng gợi ý sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng bằng giao tiếp, hình ảnh.

Ứng dung của trí tuệ nhân tạo AI trong lĩnh vực giao thông vận tải

Các sản phẩm xe tự lái là một trong những minh chứng thành công nhất của AI. AI tìm ra các khuôn mẫu trong các tập dữ liệu khổng lồ và đưa ra các phương pháp giải quyết tối ưu từ đó giúp con người giảm chi phí, tăng tính hiệu quả và an toàn.

Ứng dụng của AI trong hoạt động định giá

Trí tuệ nhân tạo của Google là 1 trong những trường hợp điển hình trong việc sử dụng AI để định giá. Bằng việc tự động điều chỉnh số tiền nhỏ nhất một nhà xuất bản đồng ý chi trả cho một lượt truy cập quảng cáo, dựa vào chi phí người mua đã trả cho một sản phẩm tương tự.

AI trên thiết bị di động thông minh

AI được tích hợp lần đầu trên smartphone iPhone của Apple, mang tên trợ lí ảo Siri. Sau đó các hãng smartphone lớn khác lần lượt tích trí thông minh nhân tạo như Google Pixel, HTC U Ultra. LG G6, Samsung Galaxy S8

Trợ lý ảo Siri có thể thực hiện các tác vụ thông minh qua điều khiển giọng nói như: nhắc nhở, đọc, soạn, gửi tin nhắn, thông báo thời tiết, hỗ trợ tìm thông tin, thậm chí là tán gẫu cùng Siri.

AI trên HTC U Ultra cũng có thể thực hiện những hành động thông minh như: tự động tắt các chuông báo giờ trong điện thoại nếu người dùng không có ghi chú cấp bách nào.

AI tích hợp trên các thiết bị giặt ủi thông minh

Sản phẩm tiêu biều là chiếc máy giặt của hàng LG: giặt lồng đôi Twin Wash, máy sấy và tủ bảo quản quần áo thông minh được kết nối với nhau qua kết nối WiFi và nền tảng AI ThinQ, giúp việc giữ gìn quần áo tiện lợi hơn cho con người.

AI tích hợp trong các thiết bị nhà bếp thông minh

LG trang bị cho sản phẩm tủ lạnh của mình hệ thông SmartThinQ, người dùng dễ dàng điều khiển từ xa chiếc tủ lạnh của mình bằng smartphone (Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh, chẩn đoán tình trạng thiết bị nhờ một ứng dụng trên smartphone)

Trí tuệ nhân tạo AI là xu thế phát triển tất yếu của thời đại công nghệ số. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm được về các loại công nghệ AI.

Bình luận