Sẹo thâm ở chân là một trong những nguyên nhân khiến chị em ngại ngùng khi diện những bộ đồ đi biển hoặc bộ cánh khoe chân dài miên man. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này và tìm kiếm cách trị sẹo thâm ở chân hiệu quả nhất thì đừng bỏ qua bài viết này.
Nguyên nhân hình thành sẹo thâm ở chân
(Nguồn: Internet)
Sẹo thâm ở chân thường là kết quả của việc vùng da bị tổn thương hoặc vết thương hở trên da không được bảo vệ và chăm sóc kĩ lưỡng. Điều này khiến cho các sợi collagen được sản sinh ra để tái tạo lại mô da bị hư tổn, tiếp xúc thêm với ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường sẽ sản sinh hắc sắc tố melanin khiến vết sẹo có màu nâu sẫm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến sự hình thành của sẹo thâm ở chân:
- Bỏng bô xe: bị bỏng do các tác động nhiệt khác hoặc bỏng bô xe không chỉ gây tổn thương cho da mà còn dễ để lại sẹo thâm ở chân.
- Các vết thương do phẫu thuật: sau phẫu thuật, các vết thương cần thời gian để tái tạo và phục hồi, nếu chăm sóc không đúng cách (cắt chỉ sớm, vận động mạnh…) chúng có thể để lại vết sẹo, thâm nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
- Tai nạn xe: giống như các vết thương do phẫu thuật, tai nạn xe cộ thường tạo nên những vết thương hở nhẹ hoặc nặng và dễ dẫn tới sẹo thâm.
- Bệnh thủy đậu: khởi phát với những triệu chứng nổi mụn nước khắp cơ thể, sau khi nốt đậu mọc và khô dần thì vài ngày sau đó sẽ để lại sẹo thâm ở những vùng da bị tổn thương.
- Côn trùng cắn: bị các loại côn trùng như muỗi, kiến, ong… cắn sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh liên tục gãi từ đó làm tăng nguy cơ hình thành thâm sẹo (đặc biệt là những trường hợp có cơ địa dễ bị thâm sẹo).
Các cách trị sẹo thâm ở chân đơn giản và hiệu quả
-
Trị sẹo thâm ở chân bằng nghệ
Nghệ tươi từ lâu đã là nguyên liệu nổi tiếng trong dân gian và được dùng để điều trị sẹo thâm ngoài da rất phổ biến. Chứa hoạt chất curcumin, nghệ có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, cung cấp lợi ích giảm viêm, đỏ và thúc đẩy quá trình chữa lành da cũng như cải thiện sẹo. Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng bảo vệ da khỏi tác nhân gây sạm màu (tia UV) đồng thời cải thiện vấn để tăng sắc tố ở vết thâm, vết sẹo để làm mờ chúng một cách hiệu quả.
(Nguồn: Internet)
Cách thực hiện:
- Rửa sạch củ nghệ tươi rồi giã nhuyễn sau đó vắt lấy nước cốt.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị, thoa nước cốt nghệ lên vết sẹo thâm.
- Massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
- Áp dụng 1 lần/ ngày.
>>> Xem thêm: ‘Xóa mờ’ thâm sẹo, dưỡng da sáng mịn nhờ 5 cách trị sẹo bằng nghệ
-
Trị sẹo thâm ở chân bằng vitamin E
Được biết đến là một trong những bí quyết dưỡng ẩm hiệu quả cho da, vitamin E cũng có thể hỗ trợ bạn cải thiện những đốm thâm sẹo ở chân nếu chăm chỉ, kiên trì áp dụng. Nguyên nhân là bởi ngoài công dụng cấp ẩm chuyên sâu cho da, chúng còn có thể tăng cường hàng rào bảo vệ, giảm thiểu tổn thương do tia cực tím (tác nhân gây sậm màu sẹo, thâm) đồng thời ức chế quá trình sản xuất hắc sắc tố melanin. Nhờ đó mà các vết thâm, vết sẹo sẽ được cải thiện và dần trở nên mờ hơn, xuất hiện ít nổi bật hơn.
(Nguồn: Internet)
Cách thực hiện:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da có thâm sẹo ở chân cần được điều trị.
- Cắt phần đầu viên nang vitamin E rồi thoa trực tiếp lên các vết sẹo thâm.
- Dùng tay massage để dưỡng chất thẩm thấu hoàn toàn vào da.
- Để khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Thực hiện cách trị sẹo thâm ở chân này 1 lần/ ngày.
-
Trị sẹo thâm ở chân bằng mật ong
Được mệnh danh là “thần dược” của làn da với vô vàn công dụng, mật ong có thể giúp ích cho quá trình tái tạo tế bào da từ đó giảm thiểu sự hình thành của thâm sẹo. Khả năng thúc đẩy loại bỏ lớp da chết thâm xỉn, bị tổn thương, làm sáng da cũng như đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn của loại nguyên liệu tự nhiên này cũng được xem là khá hữu ích cho quá trình làm mờ thâm sẹo ở chân.
(Nguồn: Internet)
Cách thực hiện:
- Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị, dùng mật ong massage đều lên vết thâm sẹo ở chân 1 - 2 phút.
- Để mật ong trên da 10 phút cho các dưỡng chất thẩm thấu rồi rửa sạch lại với nước.
- Thực hiện đều đặn 1 - 2 lần/ ngày để nhận được kết quả tốt nhất.
>>> Xem thêm: Công thức tẩy da chết bằng mật ong giúp môi hồng hào, da trắng mịn tự nhiên tại nhà
-
Trị sẹo thâm ở chân bằng chanh
Nước chanh có chứa vitamin C nên có thể giúp bạn làm mờ sẹo mụn, vết thâm ở chân theo thời gian. Công dụng hỗ trợ loại bỏ da chết của chúng cũng khá có lợi cho quá trình cải thiện các vùng da bị sạm màu hay không đều màu.
(Nguồn: Internet)
Cách thực hiện:
- Làm sạch cùng da có sẹo, thâm ở chân.
- Dùng bông thấm nước cốt chanh thoa lên vết thâm sẹo.
- Chờ 10 phút rồi rửa sạch với nước.
- Thực hiện cách này 1 lần/ ngày.
-
Trị sẹo thâm ở chân bằng dầu dưỡng tái tạo da
Song song với việc thực hiện những cách trị sẹo thâm ở chân đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên kể trên, bạn hãy bổ sung thêm các loại dầu dưỡng tái tạo để đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và làm mờ các đốm nâu xỉn màu.
Multi-Revitalizing Oil là sản phẩm dầu dưỡng của Physiodermie giúp hỗ trợ lành sẹo với các thành phần chiết xuất từ tinh dầu thiên nhiên an toàn cho da chắc chắn sẽ là một lựa chọn hoàn hảo giúp bạn "xóa tan" các vết sẹo thâm ở chân nhanh chóng.
(Nguồn: physiodermie.vn)
Dầu dưỡng tái tạo da Multi-Revitalizing Oil là sự kết hợp giữa các loại tinh dầu quý hiếm trong thiên nhiên như: tinh dầu hạt cây borage (chống oxy hóa, làm mờ vết thâm); tinh dầu đậu nành (dưỡng ẩm, tăng đàn hồi, tăng cường quá trình sản xuất collagen cho da) cùng với vitamin C giúp cải thiện các vùng da bị thâm, làm mờ đốm nâu và giúp da trắng sáng hơn. Sự pha trộn giữa vitamin và tinh dầu tự nhiên trong Multi-Revitalizing Oil giúp dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào da, kích thích tái tạo tế bào mới và làm lành sẹo thâm nhờ tinh chất phục hồi mô sâu. Ngoài ra, Multi-Revitalizing Oil còn cung cấp các thành phần lipid tự nhiên cho da và cải thiện độ đàn hồi, trả lại sự săn chắc vốn có cho làn da của bạn.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da có sẹo thâm và lau khô bằng khăn bông.
- Thoa trực tiếp dầu dưỡng lên vùng da cần trị liệu.
- Massage nhẹ nhàng cho sản phẩm thẩm thấu hoàn toàn.
- Sử dụng 2 lần/ ngày để tăng hiệu quả điều trị sẹo thâm. Có thể mix cùng các loại Bioarome hoặc kem dưỡng của Physiodermie để đẩy nhanh quá trình lành vết thương và mờ thâm sẹo ở chân.
Tham khảo sản phẩm tại trang chủ hoặc fanpage: Methode Physiodermie Việt Nam
Với gợi ý về 5 cách trị sẹo thâm ở chân đơn giản mà hiệu quả kể trên, hi vọng bạn sẽ tìm được cho mình phương pháp phù hợp nhất để có thể sớm lấy làn da mịn màng và thoải mái diện những bộ cánh yêu thích.
Bài viết được cung cấp bởi Methode Physiodermie Vietnam