Hạn sử dụng của son môi, cần biết ngay để thay son mới

(VOH) - Son môi hay bất cứ loại mỹ phẩm nào cũng có hạn sử dụng. Khi bạn dùng một thỏi son quá lâu, vi khuẩn có thể sinh sôi gây kích ứng da, thậm chí gây lở loét vùng môi của người dùng.

Với những màu son yêu thích, bạn gái có thể dùng hoài từ ngày này qua ngày khác mà quên mất kiểm tra xem son còn hạn sử dụng hay không. Tuy nhiên, điều này có thể rất nguy hại cho bạn và đôi môi của mình.

Không giống như các sản phẩm khác, thời điểm để tính hạn sử dụng son môi thường được tính từ ngày đầu tiên bạn bóc tem, sử dụng. Kể từ ngày ấy, thay vì thỉnh thoảng nhìn lại hạn sử dụng của son thì hãy dự báo thời hạn son hết hạn để có thể thay son vào thời điểm phù hợp.

hạn sử dụng của son môi

Tùy từng loại son, hạn sử dụng của son môi là từ 8 tháng tới 2 năm (Ảnh: Beauty Hooked)

Mặc dù son môi thường được bảo quản bằng paraben, tinh dầu và vitamin để tránh vi khuẩn, nhưng những chất này có thể bị hỏng sau một năm. Theo đó, son lì thường có hạn sử dụng là 24 tháng. Trong khi hạn sử dụng của son kem là 8-12 tháng sau khi mở nắp, son tint là loại son nước nên hạn sử dụng ngắn, chỉ trong vòng 1 năm.

Nếu không để ý tới thời gian, bạn cần chú ý các đặc điểm của son để nhận biết son đã biến đổi tính chất, nên bỏ ngay và thay một cây son mới. Một số dấu hiệu nhận biết son hết hạn như:

  • Màu son bị biến đổi. Nhiều loại son sau một thời gian sử dụng sẽ chuyển sang các màu sắc khác như màu sậm đen, màu đậm hơn. Nếu thỏi son của bạn có biểu hiện chuyển màu dù ít hay nhiều thì nên loại bỏ.
  • Son bị chảy nước hay còn gọi là đổ mồ hôi. Do bảo quản sai cách, bỏ son vào những nơi có nhiệt độ quá cao, thỏi son xuất hiện nhiều bóng nước trên bề mặt và bắt đầu chảy nước, trôi màu. Khi thấy tình trạng này, bạn không nên dùng cây son đó nữa.
  • Son không còn mùi thơm đặc trưng mà thay vào đó là các mùi lạ và khó chịu như mùi ẩm mốc, hoặc mùi của các chất tạo màu… Mùi vị biến đổi chứng tỏ trong thỏi son đã bắt đầu biến chất và khả năng có mặt của vi khuẩn rất cao.
  • Bề mặt son nổi lấm tấm đen. Nguyên nhân do thành phần thực vật trong son bị biến đổi, các phân tử trong dầu bắt đầu kết dính với nhau khiến son khô, vón cục lại. Chẳng hạn, son kem sau khi mở nắp có thể sử dụng trong khoảng 8-12 tháng bởi sau khi mở một thời gian, do sự oxy hóa, các kết cấu trong son thay đổi làm son khô cứng và lên màu không còn chuẩn nữa.

Để bảo quản son lâu dài, hãy bảo quản như sau:

  • Bảo quản son trong tủ lạnh sau khi dùng đối với dòng son dưỡng, son hữu cơ. Với các loại son khác không nên đặt son quá lâu trong tủ lạnh vì có thể khiến son bị khô.
  • Tránh nhiệt độ cao để làm chậm sự phân hủy của các thành phần trong son (không nên để son trong xe ô tô, gần ti vi, máy tính bởi vì sức nóng từ những món đồ này dễ gây biến đổi cấu trúc son).  
  • Không dùng chung son với nhiều người. Mỹ phẩm dùng chung với nhiều người sẽ chóng hỏng. Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến vi khuẩn mà quá nhiều người cùng sử dụng sẽ chỉ khiến cho trở nên tệ hơn và nhanh chóng bị hỏng.
  • Không nên thoa son ngay sau khi ăn vì có thể khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong thỏi son. Hãy làm sạch môi sau khi ăn trước khi bôi son trở lại.

Mỹ phẩm chăm sóc da: món nào nên đầu tư, món nào nên tiết kiệm? - Mức giá của sản phẩm dưỡng da đôi khi không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến hiệu quả nhận được. Do đó, bạn hoàn toàn có thể đưa ra cho mình những sự lựa chọn thông thái hơn.

Đẹp hơn mỗi ngày: Hậu quả của việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc! - Nhiều chị em phụ nữ muốn có một làn da trắng sáng, mịn màng như mơ ước đã không ngại chọn mua cũng như sử dụng mỹ phẩm cấp tốc.

‘Đong’ lượng mỹ phẩm dưỡng da cho mỗi lần sử dụng như thế nào mới là đủ? - Sử dụng quá ít sản phẩm sẽ không có tác dụng còn quá nhiều thì sẽ khiến da bị ‘quá tải’. Vậy bạn có biết nên dùng bao nhiêu mỹ phẩm dưỡng da cho 1 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Bình luận