Quá trình tái tạo và thay mới tế bào da của chúng ta sẽ chậm dần lại ở một độ tuổi nhất định. Kết quả là nó sẽ khiến các vấn đề như nếp nhăn, xỉn màu… xuất hiện nhanh và nhiều hơn đồng thời trở thành yếu tố thúc đẩy cả các vấn đề khác. Để vừa ngăn ngừa, làm chậm vừa cải thiện tình trạng này, tẩy tế bào chết cho mặt và cơ thể thường xuyên, đúng cách chính là giải pháp hàng đầu.
1. Cách tẩy tế bào chết cho da mặt
1.1 Hướng dẫn tẩy tế bào chết cho da mặt
Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với da rất quan trọng
- Bước 1: Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp. Chúng ta có 2 loại tẩy tế bào chết cơ bản là vật lý và hóa học trong đó tẩy tế bào chết hóa học thường xuất hiện dưới rất nhiều dạng sản phẩm khác nhau như pad, toner, serum... Tùy vào lựa chọn của mỗi người mà cách sử dụng tẩy tế bào chết hóa học sẽ có sự khác biệt (theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Do đó, các bước dưới đây sẽ được áp dụng cho các sản phẩm tẩy da chết vật lý dành cho mặt.
- Bước 2: Làm ướt da, trong trường hợp tẩy tế bào chết vào cuối ngày, bạn cần tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ trước.
- Bước 3: Lấy một lượng sản phẩm vừa đủ, massage trong lòng bàn tay rồi thoa đều lên mặt.
- Bước 4: Massage da nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, chú ý thao tác vào mũi, 2 bên cánh mũi, khu vực lông mày, 2 bên khóe miệng.
- Bước 5: Lặp lại các thao tác trên trong khoảng 30 – 60 giây (bạn có thể tùy chỉnh thời gian nhưng tránh để quá ít hay quá nhiều thời gian) để làm bong tróc lớp tế bào chết.
- Bước 6: Loại bỏ sạch sẽ sản phẩm trên mặt, trong quá trình nên kết hợp massage cùng với nước để thúc đẩy hiệu quả tẩy da chết.
- Bước 7: Thấm khô nước trên mặt, dùng toner và serum/ kem dưỡng ẩm ngay lập tức để tránh bị mất độ ẩm.
Lưu ý: bạn có thể kết hợp tẩy tế bào chết cho môi khi tẩy tế bào chết da mặt (nên dùng sản phẩm riêng).
Xem thêm: Cách chọn sản phẩm tẩy tế bào chết da mặt tốt nhất cho từng loại da
1.2 Một số mẹo tẩy tế bào chết cho da mặt
Sau khi tẩy tế bào chết bạn nhớ bảo vệ da mặt cẩn thận khỏi ánh nắng
- Thời điểm tẩy tế bào chết cho da mặt tốt nhất được cho là vào buổi sáng vì làn da của chúng ta sửa chữa vào ban đêm.
- Chỉ nên tẩy tế bào chết với sản phẩm dạng vật lý 1 – 2 lần/ tuần, với sản phẩm dạng hóa học hãy tham khảo kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất.
- Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể trộn sản phẩm tẩy da chết (dạng vật lý và trong trường hợp có thể kết hợp) với sữa rửa mặt để sử dụng.
- Luôn dưỡng ẩm ngay sau khi tẩy tế bào chết đồng thời dùng kem chống nắng đều đặn để bảo vệ da mặt.
2. Cách tẩy tế bào chết cho cơ thể
2.1 Hướng dẫn tẩy tế bào chết cho cơ thể
Cơ thể cũng cần được tẩy tế bào chết để tránh bị xỉn màu hay bong tróc da
- Bước 1: Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp. Ngoài việc chọn các sản phẩm đã được sản xuất sẵn đến từ những thương hiệu uy tín thì bạn cũng có thể tự làm tẩy tế bào chết cho cơ thể tại nhà. Các công thức này có nguyên liệu khá đơn giản nhưng hiệu quả mà chúng đem lại hoàn toàn không hề bị lép vế.
- Bước 2: Dùng các dụng cụ như găng tay tẩy tế bào chết, bàn chải khô… nhẹ nhàng chải da trước khi tắm để bắt đầu quá trình làm bong tróc các tế bào chết. Nếu muốn hay cảm thấy cần thiết hãy thoa một lớp dầu mỏng lên da trước khi chà.
- Bước 3: Sau khi đã tẩy tế bào chết khô cho toàn bộ cơ thể hãy đứng dưới vòi hoa sen rồi bắt đầu thoa đều hỗn hợp tẩy tế bào chết lên làn da đã được làm ướt. Chú ý massage theo chuyển động tròn và không bỏ qua bất cứ khu vực nào, đặc biệt là gót chân, khuỷu tay, đầu gối hay lưng (có thể dùng thêm dụng cụ hỗ trợ nếu khó với ra phía sau).
- Bước 4: Tắm sạch lại với nước ấm rồi dùng sữa tắm như bình thường. Nếu bạn bị mụn lưng hay mụn ở mông hãy dùng các sản phẩm có chứa salicylic acid.
- Bước 5: Vỗ nhẹ cho da hơi khô và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau đó (khi da còn ẩm).
2.2 Một số mẹo tẩy tế bào chết cho cơ thể
Việc tẩy tế bào chết cho cơ thể nên được thực hiện bắt đầu từ chân
- Bàn tay của bạn có thể hoạt động tốt trong việc loại bỏ lớp da chết do đó không nhất thiết phải đầu tư vào quá nhiều dụng cụ tẩy tế bào chết dành cho cơ thể.
- Nên massage hoặc chà da hướng về phía trái tim vì nó có lợi cho việc lưu thông. Bạn có thể bắt đầu từ bàn chân trước sau đó tiến dần lên phần trên của cơ thể.
- Chỉ tẩy tế bào chết cho cơ thể 1 – 2 lần/ tuần, da nhạy cảm có thể áp dụng ít hơn.
- Đảm bảo dưỡng ẩm cho da ngay sau khi tẩy tế bào chết đồng thời dùng kem chống nắng, che chắn cẩn thận.
- Đặc biệt chú ý và dành nhiều sự chăm sóc hơn cho vùng da khuỷu tay, đầu gối và gót chân khi tẩy da chết vì chúng dễ bị khô.
- Nên tẩy tế bào chết cho cơ thể trước khi tắm (thuận tiện) hay trước khi áp dụng các biện pháp tẩy lông như wax, cạo (tạo điều kiện thuận lợi).
Xem thêm: Tẩy tế bào chết body - bí kíp để có làn da trắng thơm, mềm mịn
Quy trình chăm sóc da mặt hay cơ thể của chúng ta sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất khi bị cản trở bởi lớp tế bào chết xỉn màu. Bởi vậy, muốn duy trì vẻ mịn màng, khỏe mạnh và trẻ trung cho vẻ ngoài của mình thì bạn nên duy trì thói quen tẩy tế bào chết đều đặn, đặc biệt là thực hiện đúng cách để tránh vừa lãng phí công sức vừa gây ảnh hưởng tiêu cực đến làn da.
Nguồn ảnh: Internet