Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Ăn dâu tây nhiều có tốt không?

(VOH) – Thưởng thức một vài trái dâu tây nhỏ xinh có thể sẽ chẳng ‘thấm tháp’ vào đâu với những ai mê mẩn loại quả này. Dù vậy vẫn không khỏi băn khoăn liệu ăn dâu tây nhiều có tốt không?

Trái dâu tây - một trong những thức quả nổi tiếng ở vùng khí hậu ôn đới, được ví như “quả ngọt của trời” vì nhỏ bé nhưng vô cùng dồi dào vitamin và các chất chống oxy hóa. 

1. Ăn dâu tây nhiều có tốt không?

Dâu tây là loại trái cây mọng nước, theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng nước chiếm đến 91%. Chính vì lý do đó mà vào ngày thời tiết oi ả, nhâm nhi dâu tây thì thật hết ý. Nhưng cần lưu ý rằng thói quen ăn quá nhiều dâu tây và liên tục trong thời gian dài hoàn toàn KHÔNG TỐT.

Theo khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 200g dâu tây, tương đương khoảng 8 trái dâu tây, để hạn chế tiếp nạp quá nhiều lượng chất kali, gây áp lực lên quá trình lọc máu của thận. Ngoài ra, khi nồng độ kali tăng cao có thể dẫn đến nôn mửa, khó thở và tim đập nhanh. 

an-dau-tay-nhieu-co-tot-khong-voh-0
Thích mấy đi nữa cũng không nên ăn quá nhiều dâu tây (Nguồn: Internet) 

2. Ăn dâu tây lúc nào tốt nhất?

Không giống như một số loại trái cây khác, thời điểm tốt nhất bạn nên ăn thêm dâu tây là buổi tối, trước khung giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc kết hợp làm món sữa chua dâu chuối để thư giãn tinh thần và có giấc ngủ ngon hơn. 

Bên cạnh đó, tránh ăn dâu tây liền sau bữa ăn chính, hợp lý nhất là khoảng 1 tiếng sau ăn hay 2 tiếng trước khi ăn. 

Xem thêm: Bí quyết ‘đánh bay’ chứng mất ngủ từ những loại thực phẩm tự nhiên

3. Ai không nên ăn dâu tây?

Dù dâu tây đem đến nhiều nguồn dưỡng chất quan trọng nhưng không phải ai cũng có thể “thoải mái” ăn được. Nếu là một trong số những đối tượng sau đây thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như cân nhắc khẩu phần hợp lý trước khi ăn dâu tây:

3.1 Tiền sử dị ứng

Tình trạng dị ứng dâu tây có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ. Hoạt chất protein – anthocyanin (quyết định màu đỏ của trái dâu tây) được cho là nguyên nhân chính gây ra dị ứng. 

an-dau-tay-nhieu-co-tot-khong-voh-1
Hoạt chất anthocyanin trong dâu tây có thể gây dị ứng (Nguồn: Internet) 

Khi nhận thấy các triệu chứng như ngứa ở miệng, nổi mề đay, đau đầu hoặc ngứa rát cổ họng thì nên ngưng sử dụng dâu tây để phòng ngừa sốc phản vệ xảy ra. 

Xem thêm: Cách giúp mẹ nhận biết và điều trị nhanh bệnh dị ứng ở trẻ em

3.2 Mắc bệnh dạ dày

Ăn quá nhiều dâu tây sẽ làm nồng độ axit tăng lên, gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ợ chua và còn có thể làm trầm trọng hơn các tổn thương viêm loét. 

Để không “trách oan” trái dâu tây nhỏ xinh, hãy ghi lại những lưu ý nhằm hạn chế nguy cơ đối mặt với các tác dụng phụ khi ăn loại quả này nhé. 

Bình luận