Chờ...

Cứ tưởng là rau nhưng hóa ra là tinh bột

VOH - Khi ăn lẩu tự chọn, nhiều người sẽ nhân cơ hội muốn ăn rau nhiều hơn nên thường chọn lấy nhiều củ sen, bắp (ngô), ngưu bàng hay bí đỏ cho vào nồi nấu.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cao, nhiều nguyên liệu hay rau củ thông thường trong các quán lẩu chứa rất nhiều tinh bột, ăn quá nhiều không những không bổ sung được chất xơ mà còn có nguy cơ tăng cân gây béo phì.

Cứ tưởng là rau nhưng hóa ra là tinh bột 1
Nếu kiểm soát tốt thì không cần phải lo lắng về việc nạp quá nhiều tinh bột khi ăn lẩu - Ảnh: TVBS

Ngưu bàng là một loại rau nhưng cũng là tinh bột

Cai Wei’an, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) ở trên trang mạng TVBS đã chỉ ra rằng, mọi người đều biết khoai lang và khoai môn là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, đôi khi được những người tập gym, tập thể hình sử dụng để thay thế cho các loại thực phẩm tinh tế giàu tinh bột.

Cũng như củ sen, bắp (ngô), củ mài, bí đỏ (bí ngô), hạt sen, củ ấu, củ năng, đậu xanh… tất cả chúng đều là ngũ cốc nguyên hạt có tỷ lệ tinh bột cao hơn. Trong đó, ngưu bàng tuy được xếp vào loại rau nhưng lượng tinh bột (hay còn gọi là carbohydrate) của nó lại cao gấp nhiều lần so với rau thông thường nên mọi người cũng cần chú ý đến số lượng ăn vào.

Cách nhận biết thực phẩm có chứa tinh bột hay không

Chuyên gia Cai Wei'an cho biết, có một cách đơn giản để biết thực phẩm có chứa tinh bột hay không, chỉ cần ăn vô có cảm giác “nhám nhám” và “khô ít nước”, thì hàm lượng tinh bột sẽ không cao.

Ngược lại, nó có thể là loại rau hoặc ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng tinh bột cao. 1 chén cơm trắng xấp xỉ bằng 4 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt.

Sau đây là trọng lượng tinh bột trong 1 phần ăn của một số loại ngũ cốc nguyên hạt thông thường, chỉ cần mọi người kiểm soát tốt thì không cần phải lo lắng về việc ăn uống quá nhiều tinh bột:

1 khẩu phần củ sen = có 100 gram tinh bột.

1 khẩu phần củ năng = 100 gram.

1 khẩu phần bắp (ngô ) = 85 gram.

1 khẩu phần bí đỏ (bí ngô) = 85 gram.

1 khẩu phần củ mài = 80 gram.

1 khẩu phần củ ấu = 60 gram.

1 khẩu phần hạt sen = 25 gram.

1 khẩu phần đậu xanh = 25 gram.

Tinh bột không “đáng sợ”

Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh rằng, tinh bột không phải là không ăn được, nhưng khuyến cáo mọi người nên chú ý đến lượng tinh bột nạp vào cơ thể, trong chế độ ăn uống hàng ngày đã ăn khoai, bắp (ngô), bí đỏ… thì nên giảm lượng cơm ăn vào, để tránh ăn quá nhiều tinh bột trong một ngày, gây tăng đường huyết và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Do đó, mọi người nên cân nhắc và kiểm soát lượng tinh bột trong chế độ ăn uống của mình để duy trì sức khỏe tốt hơn.