Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không?

(VOH) - Bị tiểu đường, ăn khoai lang, khoai sọ, khoai mì thay thế cho cơm để giảm tinh bột được không?

Khoai lang được xem như nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, axit folic và khoáng chất thiết yếu khác, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đây cũng là thực phẩm được lựa chọn nhiều trong các chế độ ăn kiêng cũng như điều trị bệnh lý. 

1. Bị tiểu đường ăn khoai lang được không?

Theo chia sẻ của PGS.TS bác sĩ Nguyễn Thị Bay (BV ĐH Y dược), khoai lang, đặc biệt là khoai lang trắng, CÓ THỂ dùng trong trường hợp bị bệnh tiểu đường.

Đây là loại củ chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin làm cơ thể no lâu cũng như kiểm soát quá trình chuyển hóa đường và tinh bột. Ngoài ra, hoạt chất carotenoids trong khoai lang sẽ giảm sự kháng insulin, cho phép đường từ máu đi nuôi dưỡng các tế bào. 

nguoi-bi-tieu-duong-an-khoai-lang-duoc-khong-voh-0
Người mắc tiểu đường có thể dùng khoai lang trắng (Nguồn: Internet) 

2. Lưu ý ăn khoai lang đúng cách dành cho người mắc tiểu đường 

Người mắc tiểu đường cần kiểm soát chỉ số đường huyết của mình kĩ lượng, nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm. Do đó, dù chọn ăn khoai lang thay cơm nhưng nên thực hiện một số lưu ý ăn đúng cách. 

  • Hạn chế ăn khoai lang vàng, vì lượng đường trong loại khoai này rất cao. 
  • Không ăn quá nhiều khoai lang liên tục, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 200-400g (khoảng 1-2 củ).
  • Khi ăn khoai lang, cần giảm bớt phần cơm hay các thực phẩm nhiều tinh bột khác. 
  • Nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. 
  • Tuyệt đối không thêm đường hay các chất ngọt khác khi chế biến khoai lang. 

Xem thêm: 10 cách tránh các biến chứng bệnh tiểu đường - bệnh đái tháo đường

3. Các loại khoai người mắc tiểu đường cần hạn chế ăn

Khi lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn của mình, người mắc tiểu đường tốt nhất nên tránh tối đa việc sử dụng một số loại khoai sau đây: 

3.1 Khoai sọ

Khoai sọ được xếp vào nhóm có hàm lượng tinh bột cao, bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn. Nếu nấu chín hoặc ninh nhừ, chỉ số đường huyết của khoai sọ có thể lên tới 58. 

nguoi-bi-tieu-duong-an-khoai-lang-duoc-khong-voh-1
Khoai sọ được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết thực phẩm cao (Nguồn: Internet) 

3.2 Khoai mì

Vỏ khoai mì thường tiềm ẩn chất độc axit xianhidric, khi sơ chế không kỹ lưỡng hoặc rửa không đúng cách thì khi hấp khoai mì vẫn còn tiềm ẩn các độc tố.

Xem thêm: Khoai mì: Loại củ có nhiều công dụng tốt nhưng cũng cực kỳ độc hại nếu chế biến sai cách

3.3 Khoai tây

Khoai tây là loại củ chứa nhiều carbohydrate, không tốt cho người mắc tiểu đường. Thực tế, các carbohydrate này sẽ bị phá vỡ thành các loại đường đơn rồi di chuyển vào máu, nhưng cơ chế sản xuất insulin ở người tiểu đường bị rối loạn nên không thể chuyển hóa đường từ máu vào tế bào. 

Cùng với việc lựa chọn các thực phẩm nhằm giảm tinh bột, người mắc bệnh tiểu đường cần xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường tập thể dục và vận động hợp lý. 

Bạn có thể nghe lại lời giải đáp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tai audio bên dưới: