Chờ...

Protein trong thịt heo có tác dụng gì tốt cho sức khỏe?

(VOH) – Thịt heo luôn được biết đến là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là lượng proten. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn lượng protein trong thịt heo cũng như các thành phần dinh dưỡng khác.

Thịt lợn (thịt heo) là một loại thực phẩm rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở Đông Á, nhưng thịt lợn không được tiêu thụ ở một số tôn giáo, chẳng hạn như Hồi giáo và Do Thái giáo. Tại Việt Nam, thịt lợn được tiêu thụ tới 73.3%, thịt gia cầm là 17.5%, còn lại là các loại thịt như thịt bò, thịt dê, thịt trâu...

Thịt lợn chứa nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là lượng protein trong thịt heo chính là một nguồn bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh.

1. Protein trong thịt heo là bao nhiêu?

Thịt heo là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh nhất cho cơ thể. Trong 100g thịt lợn xay lên đến 25.7g protein. Hàm lượng protein trong thịt heo nạc nấu chín khoảng 26% trọng lượng tươi. Với thịt lợn phơi khô, hàm lượng protein có thể  lên đến 89%.

protein-trong-thit-heo-co-tac-dung-gi-tot-cho-suc-khoe-voh
Thịt lợn chứa nhiều protein tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Protein trong thịt heo chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể. Cụ thể:

1.1 Duy trì khối lượng cơ

Ăn thịt lợn có thể giúp duy trì khối lượng cơ.

Những người bước vào tuổi trung niên, nếu không tập thể dục và không có chế độ ăn uống thích hợp, khối lượng cơ bắp sẽ tự thoái hóa. Theo thời gian, suy giảm cơ bắp có thể dẫn đến tình trạng giảm cơ.

Việc không hấp thụ đủ lượng protein chất lượng có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa cơ theo thời gian, làm tăng nguy cơ mắc bệnh giảm cơ.

Ăn thịt lợn hoặc các thực phẩm giàu protein là một cách tuyệt vời để cơ thể tiếp nhận đủ lượng protein chất lượng cao, từ đó giúp duy trì khối lượng cơ.

1.2 Cải thiện hiệu suất tập luyện

Ăn thịt heo không chỉ giúp duy trì khối lượng cơ mà còn giúp cải thiện chức năng cơ và hoạt động thể chất, nhờ hàm lượng protein dồi dào cùng các dưỡng chất lành mạnh có lợi cho cơ bắp như taurine, creatine và beta-alanine.

Beta-alanine là một axit amin mà cơ thể sử dụng để sản xuất carnosine – một chất rất quan trọng với chức năng cơ, trong việc giảm mệt mỏi và cải thiện hiệu suất thể chất.

Xem thêmThịt gà bao nhiêu calo? 7 lợi ích tuyệt vời của thịt gà bạn không thể bỏ qua

2. Món ngon từ thịt lợn

Thịt lợn chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, hầu hết các bà nội trợ đều không có nhiều ý tưởng về các món ăn từ loại thịt này, khiến chúng trở thành món ăn ngán ngẩm trong bữa cơm gia đình.

Protein trong thịt heo có tác dụng gì tốt cho sức khỏe? 2
Thịt lợn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon (Nguồn: Internet)

Hãy nhớ rằng, thịt lợn không chỉ dùng để kho, chiên, luộc, mà chúng còn có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác như:

  • Thịt lợn kho tàu
  • Thịt lợn chiên xóc tỏi
  • Thịt lợn hầm cà rốt
  • Thịt lợn bọc sả chiên giòn
  • Thịt lợn rang muối ớt
  • Thịt lợn kho mắm ruốc
  • Thịt lợn cuộn hầm măng
  • Thịt lợn xào măng

Xem thêm : Thử ngay 12 thực phẩm protein “nạc” nếu bạn đang tìm cách tăng cơ bắp

4. Lưu ý khi ăn thịt lợn

Mặc dù có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Nhưng bạn nên lưu ý, tránh ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín, bởi vì thịt lợn sống có thể chứa một số loại ký sinh trùng lây nhiễm sang người như:

4.1 Sán dây lợn

Sán dây lợn (taenia solium) là một loại ký sinh trùng đường ruột, chiều dài có thể lên đến 2-3m. Bạn có thể bị nhiễm sán dây lợn nếu ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín.

Sán dây lợn thường vô hại và không gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nó có thể tiến triển thành bệnh Cysticercosis, với triệu chứng nghiêm trọng là gây ra chứng động kinh.

4.2 Giun đũa ký sinh (bệnh giun xoắn)

Người ăn thịt sống hoặc chưa chín, đặc biệt là thịt từ lợn thả rông hay hoang dã, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh giun xoắn.

Các triệu chứng bệnh giun xoắn thường rất nhẹ, chẳng hạn như bị tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn và ợ chua. Nhưng bệnh có thể phát triển thành một tình trạng nghiêm trọng hơn, đó là gây suy nhược, đau cơ, sốt và sưng quanh mắt, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

4.3 Toxoplasmosis

Toxoplasma gondii là tên khoa học của một loài động vật đơn bào sống ký sinh - một loài động vật đơn bào chỉ có thể nhìn thấy trong kính hiển vi. Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng toxoplasmosis là do tiêu thụ thịt lợn sống hoặc nấu chưa chín.

Thông thường, nhiễm toxoplasmosis không gây ra triệu chứng, nhưng nó có thể dẫn đến bệnh toxoplasma ở những người có hệ miễn dịch yếu. Căn bệnh này có thể gây bất lợi cho thai nhi và đe dọa đến tính mạng ở những người có hệ miễn dịch kém.

5. Hàm lượng calo trong thịt lợn và các thành phần dinh dưỡng khác

Không chỉ là loại thực phẩm chứa nhiều protein, thịt lợn cũng chứa hàm lượng calo cao cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Trong một khẩu phần 100g thịt lợn xay nấu chín sẽ cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng sau đây:

  • Lượng calo: 297
  • Nước: 53%
  • Chất đạm: 25.7 gam
  • Carb: 0 gram
  • Đường: 0 gram
  • Chất xơ: 0 gram
  • Chất béo: 208 gam
protein-trong-thit-heo-co-tac-dung-gi-tot-cho-suc-khoe-2-voh
Thịt heo chứa khá nhiều calo (Nguồn: Internet)

5.1 Chất béo trong thịt lợn

Thịt lợn chứa nhiều chất béo khác nhau, trong đó nhiều nhất là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa với số lượng gần giống nhau.

Tỷ lệ chất béo trong thịt lợn thường dao động từ 10 – 16% nhưng có thể cao hơn tùy thuộc vào phần thịt được cắt là ở đùi, nách hay mông....

Ngoài ra, thành phần axit béo của thịt lợn cũng sẽ khác so với thịt của động vật nhai lại, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu. Axit béo trong thịt lợn thường chứa ít axit linoleic liên hợp (CLA) và giàu chất béo không bão hòa.

5.2 Vitamin và khoáng chất

Thịt lợn là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất, bao gồm:

  • Thiamine: Thịt lợn rất giàu thiamine – một trong những vitamin B đóng vai trò thiết yếu trong các chức năng khác nhau của cơ thể.
  • Selen: Thịt lợn đặc biệt giàu selen.
  • Kẽm: Đây là một chất cần thiết để giúp duy trì hoạt động não bộ và tăng cường sức đề kháng.
  • Vitamin B6: Vitamin B6 có trong thịt lợn rất quan trọng đối với sự hình thành các tế bào hồng cầu.
  • Vitamin B12: Thịt lớn chứa hàm lượng vitamin B12 phong phú. Vitamin này rất quan trọng cho sự hình thành máu và chức năng não. Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu và tổn thương các tế bào thần kinh.
  • Niacin: Một chất rất quan trọng đối với sự phát triển và trao đổi chất.
  • Phốt pho: Hàm lượng phốt pho trong thịt lợn khá cao, đây là chất cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể.
  • Sắt: Thịt lợn chứa ít sắt hơn thịt bò hoặc thịt cừu, nhưng vẫn được coi là một cung cấp sắt vượt trội.

Ngoài ra, thịt lợn còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác.

5.3 Các hợp chất khác

Ngoài những hàm lượng dưỡng chất cần thiết, thịt lợn còn chứa một số hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Creatine: Có chức năng như một nguồn năng lượng cho cơ bắp của bạn. Đây là một chất bổ sung phổ biến cho những người luyện tập thể hình nhằm giúp cải thiện sự phát triển và duy trì cơ bắp.
  • Taurine: Là một axit amin có nhiều trong các loại thịt và cá. Taurine có tác dụng chống oxy hóa khá cao. Một chế độ ăn uống có taurine sẽ có lợi cho chức năng tim và cơ.
  • Glutathione: Đây là một chất chống oxy hóa, có nhiều trong thịt lợn và các thực phẩm động vật khác. Ngoài là chất chống oxy hóa, glutathione còn được biết đến như một chất dinh dưỡng.
  • Cholesterol: Trong thịt lợn có chứa cholesterol. Tuy nhiên, nếu bạn ăn thịt lợn với lượng vừa phải sẽ không làm ảnh hưởng đến mức cholesterol trong cơ thể.

Thịt lợn là loại thịt phổ biến nhất thế giới, vì chúng mang đến nguồn protein dồi dào cùng nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Tiêu thụ vừa phải thịt lợn trong một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện và nâng cao sức khỏe.