Để có thể yên tâm sử dụng táo trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày, những thông tin về nguồn gốc xuất xứ hay các công dụng mà loại trái cây này đem lại cho sức khỏe là điều mà chúng ta nên tìm hiểu kĩ càng.
1. Tìm hiểu về quả táo
Táo hay táo tây có tên khoa học là malus domestica, có nguồn gốc rất lâu đời từ khu vực Trung Á. Khởi nguồn từ phiên âm tiếng Pháp pomme mà tại một số vùng miền ở Việt Nam, quả táo còn được gọi là trái bom hoặc trái bôm.
Cây táo có thể được nuôi trồng theo 2 cách: từ hạt giống và từ phương pháp ghép lên rễ. Tuy nhiên gieo trồng từ hạt giống thì cây táo sẽ cao lớn, thu hoạch được nhiều trái hơn. Loại táo này khá “dễ tính” với đất trồng, có thể canh tác trên đất sét trung bình đến đất cát, cho thu hoạch trái sau khoảng 18 tháng.
Đáng chú ý là bản thân cây táo cũng như quả táo dễ bị nhiễm một số loại nấm và các vấn đề sâu bệnh nên việc chăm sóc rất kĩ lưỡng, khắt khe. Bên cạnh đó, hiện này phần lớn lượng táo tây được trồng ở các quốc gia như Ấn Độ, Mỹ, Ba Lan, Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kì, nên tại Việt Nam, chúng ta thường nhập khẩu táo trực tiếp.
2. Ăn táo có tác dụng gì?
Quả táo được xếp vào nhóm trái cây có nguồn dưỡng chất phong phú và tương đối lành tính. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn ăn táo điều độ để nhận được những lợi ích sức khỏe sau đây:
- Hỗ trợ giảm cân
- Tăng cường trí nhớ
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
- Thúc đẩy xương chắc khỏe
- Kiểm soát hội chứng ruột kích thích
- Phòng chống ung thư
- Chống lão hóa da
- Giảm nguy cơ thiếu máu
- Tăng khả năng miễn dịch
- Ngăn chặn ảnh hưởng của NSAIDs với dạ dày
3. Bà bầu ăn táo được không?
Những trái táo giòn, ngọt góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu, đồng thời cung cấp khá nhiều vitamin và các khoáng chất.
Dưới đây là một số công dụng mà quả táo đem lại cho bà bầu trong thời kì dưỡng thai:
- Ngừa thiếu máu
- Thúc đẩy tiêu hóa tốt
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch
- Giúp xương chắc khỏe
- Cải thiện trí nhớ
- Phòng chống ung thư
Xem thêm: 9 lợi ích khi bà bầu ăn táo hàng ngày, không ăn thật tiếc!
4. Táo cho trẻ ăn dặm được không?
Trái táo hoàn toàn có thể cho trẻ ăn dặm. Các bạn nhỏ trong độ tuổi ăn dặm thường rất yêu thích táo bởi vị ngọt ngọt, thơm thơm, đặc biệt đây cũng là loại trái cây mẹ có thể kết hợp để chế biến nhiều món ăn lạ miệng như:
- Táo nghiền với chuối
- Táo trộn bột ăn dặm
- Táo nấu thịt gà
- Táo nghiền khoai lang
Xem thêm: Giúp mẹ đa dạng bữa ăn dặm của con bằng những quả táo thơm ngon, bổ dưỡng
5. Ăn táo như thế nào là tốt?
Không thể phủ nhận quả táo đem đến cho chúng ta các lợi ích sức khỏe quan trọng, tuy nhiên, nếu không có kế hoạch sử dụng hợp lý thì sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ đáng lo ngại:
- Tăng đường huyết trong máu, đặc biệt là nước ép táo
- Gây thiếu hụt năng lượng
- Làm hỏng men răng
- Gây đau dạ dày
Cần lưu ý tuyệt đối không ăn hạt táo, hạn chế ăn cùng hải sản, tốt nhất nên ăn trước bữa ăn 1 – 2 tiếng.
Xem thêm: Bấy lâu nay mê trái táo nhưng có thể bạn vẫn chưa ‘vỡ lẽ’ cách ăn táo như thế nào là chuẩn
6. Hướng dẫn cách chọn táo ngon và bảo quản
Với mong muốn tận dụng tối đa những công dụng mà trái táo đem lại cho sức khỏe, quá trình lựa chọn quả táo sao cho ngọt giòn, mọng nước cũng như bảo quản chúng sao cho đúng luôn nhận được nhiều sự quan tâm.
Bạn cần phải lưu ý một số tiêu chí quan trọng sau để "sở hữu" trái táo ăn ngon miệng lại bổ dưỡng:
- Nên chọn những trái có kích thước vừa phải, không cần quá to.
- Quan sát màu sắc, phần cuống của trái táo.
- Có thể bảo quản táo ở bên ngoài và sử dụng trong vòng 2 ngày, sau đó nên trữ trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Bọc giấy gói từng trái táo, tránh để quá sát nhau vì có thể lây hỏng cho nhau.
7. Cách gọt táo không bị thâm
Thông thường chúng ta có thói quen gọi sẵn táo để bày biện hoặc cất tủ lạnh rồi dùng dần nhưng lại không hài lòng vì miếng táo thường bị thâm chỉ sau một thời gian ngắn. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể áp dụng một số phương pháp:
- Sử dụng nước chanh
- Ngâm nước muối
- Kết hợp soda
- Dùng màng bọc thực phẩm
Xem thêm: 6 cách gọt táo đảm bảo giữ màu trắng giòn ngọt mát, không bị thâm
8. Một số món ngon từ táo
Có khá nhiều kiểu chế biến mới lạ từ quả táo – loại trái cây tưởng chừng chỉ có thể ăn trực tiếp hoặc làm nước ép táo. Với trái táo – một nguyên liệu không quá đắt đỏ, bạn có thể trổ tài nấu các món ăn sau:
- Mứt táo
- Bánh táo
- Gỏi táo
- Salad táo
- Táo hầm bắp
9. Thành phần dinh dưỡng của táo
Các thành phần trong quả táo chủ yếu là carbs và nước, đồng thời táo chứa ít calo, cung cấp các loại đường khá đơn giản như fructose, glucose và sucrose.
Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g táo được tính toán như sau:
- Calo: 52
- Nước: 86%
- Carbs: 13g
- Protein: 0.3g
- Đường: 10.4g
- Chất xơ: 2.4g
- Chất béo: 0.2g
- Vitamin C: 4.6mg
- Kali: 107 mg
Dù quả táo đã trở thành một loại thực phẩm quá đỗi thân thuộc nhưng hy vọng rằng qua những chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tác dụng của trái cây này và cách sử dụng thật hợp lý, khoa học.