Bởi nếu thích ăn đồ ngọt, hoặc ăn đường không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến trẻ em phát triển hay gây sâu răng và các bệnh khác. Đối với người trung niên và cao tuổi có thể gây béo phì, không tốt cho sức khỏe.
Nếu chọn được đúng thời điểm ăn đồ ngọt ngon, chúng ta không chỉ phát huy được tác dụng có lợi của nó mà còn tránh được những tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe như tăng cân, bị tiểu đường.
Thời điểm tốt nhất để ăn đồ ngọt
Khi mệt mỏi và đói
Đường (đồ ngọt) có thể được cơ thể hấp thụ nhanh hơn các loại thực phẩm khác ăn khi bụng đói hay mệt mỏi, ăn một số đồ ngọt thích hợp có thể nhanh chóng làm dịu cơn đói. Nhưng cần lưu ý rằng, lượng đường ăn khi bụng đói phải được kiểm soát chặt chẽ và không được quá nhiều. Đó là do cơ thể hấp thụ các chất tốt nhất khi bụng đói, ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ dễ làm tăng cân. Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ ngọt còn làm tiêu hao một lượng lớn vitamin B trong cơ thể và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khi bị chóng mặt và hồi hộp
Ăn đường (đồ ngọt) hoặc uống một ít nước đường có thể nhanh chóng làm tăng đường huyết, ổn định tâm trạng, cải thiện ngay các triệu chứng chóng mặt, hồi hộp, hạ đường huyết.
Trước khi tắm
Trước khi tắm hoặc đi bơi cần bổ sung nước và năng lượng, ăn một ít đồ ngọt có thể ngăn ngừa tình trạng bị choáng váng.
Trước khi vận động quá sức
Vận động quá sức cơ thể đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng và tập trung cao độ, ăn một ít đường (đồ ngọt) trước khi vận động quá sức sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể nhanh chóng hơn các loại thực phẩm khác.
Những trường hợp nào không nên ăn đường?
Trước bữa ăn
Ăn đường (đồ ngọt) trước bữa ăn có thể ức chế sự bài tiết dịch tiêu hóa của cơ thể, làm giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến bữa ăn.
Trước khi đi ngủ
Không nên ăn đồ ngọt sau bữa tối. Vì năng lượng tiêu hao sau bữa tối tương đối ít, cơ thể hấp thụ nhiệt nhanh hơn làm cho đường dễ chuyển hóa thành mỡ và tích trữ trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhiều hơn ở các thời điểm khác. Ngoài ra, nếu bạn ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ mà không đánh răng, đường sẽ đọng lại giữa các kẽ răng khiến vi khuẩn phát triển và sinh sôi, tạo ra axit trong miệng, gây hại cho răng. Nếu ăn sô-cô-la và các loại đồ ngọt cũng sẽ khiến thần kinh hưng phấn và gây mất ngủ.
Sau bữa ăn
Ăn đồ ngọt sau khi ăn no sẽ dẫn đến dinh dưỡng dư thừa và gây béo phì. Quá nhiều đường sẽ kích thích các đảo tụy tiết ra insulin trong thời gian dài dễ sinh ra bệnh tiểu đường.
Khi bị mụn nhọt
Không nên ăn đường (đồ ngọt) khi bị các bệnh nhiễm trùng ngoài da như nhọt, mụn nhọt, mụn trứng cá. Nếu ăn nhiều đường lúc này sẽ thúc đẩy lượng đường trong máu tăng cao và tạo điều kiện cho vi khuẩn tụ cầu phát triển, sinh sản, dễ dẫn đến bệnh tái phát, lâu ngày khó chữa.
Béo phì
Bệnh nhân béo phì thường bị tăng cao nồng độ chất béo (lipid) trong máu, xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành. Ăn đường (đồ ngọt) có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ít vận động: Nếu vận động ít cơ thể sẽ tiêu hao ít năng lượng hơn vì vậy nên ăn ít đường hơn. Ví dụ, trong những ngày nghỉ, khi bạn cảm thấy tinh thần thoải mái, nếu bạn không cẩn thận sẽ ăn nhiều đồ ngọt hơn, thêm vào đó bạn không tập thể dục, không vận động nhiều thì tự nhiên bạn sẽ bị béo phì.