Chờ...

Cô gái bị mất đôi chân vì hội chứng sốc độc tố khi dùng băng vệ sinh

VOH - Một người mẫu từng bị mất đôi chân và suýt chết sau khi sử dụng băng vệ sinh – đã chia sẻ về rủi ro khi dùng băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt.

Người mẫu Lauren Wasser vừa đưa ra cảnh báo cho những người sử dụng băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt, sau khi cô suýt chết và mất cả hai chân vì Hội chứng sốc độc tố (TSS) khi cô ở tuổi 24. 

Lauren Wasser, đến từ LA, dù thay băng vệ sinh thường xuyên nhưng vẫn mắc phải hội chứng khiến cơ thể cô dần ngừng hoạt động sau vài giờ. 

Đến nay, khi 36 tuổi, cô Lauren phản bác lại quan niệm sai lầm rằng hội chứng TSS chỉ xảy với người dùng một băng vệ sinh trong hơn 8 giờ. Cô cho rằng, hội chứng này có thể xảy ra ngay cả với những người sử dụng băng vệ sinh đúng cách. 

bang-ve-sinh-100524
Lauren Wasser gặp phải Hội chứng sốc độc tố dù đã thay băng vệ sinh thường xuyên. Cô bị mất cả hai chân do nhiễm trùng đe dọa tính mạng - Ảnh: Daily mail

“Không ai nằm ngoài giới hạn, TSS có thể xảy ra với bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào” - cô chia sẻ trên podcast Life Uncut. 

Lauren khẳng định, nhiều băng vệ sinh trên thị trường “chứa đầy chất tẩy dioxin, clo” và các sản phẩm được đánh dấu là 100% cotton vẫn chứa hóa chất.

“Một trong những chất độc xâm nhập vào cơ thể bạn và bắt đầu hoạt động giống như bệnh cúm và làm các cơ quan của bạn ngừng hoạt động, nó gây chết người và nguy hiểm” - cô nói. 

Lauren cho biết, cô đã thay băng vệ sinh thường xuyên, bốn giờ một lần, trong một kỳ kinh nguyệt vào năm 2012, liền sau đó, cô bắt đầu gặp các triệu chứng giống như cúm và sốt cao.  

Mẹ cô đã gọi điện đến cơ quan chức năng sau khi không nhận được tin tức gì từ của con gái trong vài giờ. Viên cảnh sát đến kiểm tra, thấy cô bị bệnh nhưng không nghĩ rằng cô cần phải đến bệnh viện.

Sau khi được phát hiện bất tỉnh trong căn hộ của mình vài giờ sau đó, Lauren được đưa đến bệnh viện. Cô được phát hiện bị hai cơn đau tim và bị hôn mê, về mặt y tế nguyên nhân do các cơ quan của cô không hoạt động.

Nhân viên bệnh viện khuyên bố mẹ Lauren hãy chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất vì họ nghĩ cô chỉ có 1% cơ hội sống sót.

Một bác sĩ đã yêu cầu nhân viên kiểm tra xem cô có băng vệ sinh hay không và sau khi xét nghiệm xong, cô được chẩn đoán mắc TSS.

Hội chứng sốc nhiễm độc là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp và đe dọa tính mạng. Nó thường bị chẩn đoán sai vì các triệu chứng giống với các bệnh phổ biến khác.

Mặc dù mạng sống của Lauren được cứu nhưng tổn thương ở tứ chi do hoại tử của Lauren là không thể khắc phục được và các bác sĩ đã phải cắt cụt chân của cô.

bang-ve-sinh-100524-1
Người mẫu Lauren Wasser đầy nghị lực vẫn sống và phát triển sự nghiệp của mình.

Dấu hiệu và triệu chứng cảu Hội chứng sốc độc tố

Hội chứng sốc độc tố là một căn bệnh hiếm gặp và có khả năng đe dọa tính mạng được cho là do nhiễm một số loại vi khuẩn. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt có nhiều khả năng mắc TSS nhất vì nó được cho là có liên quan đến việc sử dụng băng vệ sinh. 

Các cơ chế cơ bản vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng có một giả thuyết cho rằng vi khuẩn hiện diện tự nhiên trong âm đạo có thể phát triển quá mức khi có băng vệ sinh dính máu. 

Tuy nhiên, 1/3 số phụ nữ mắc TSS khi đến kỳ kinh nguyệt được phát hiện không có vi khuẩn gây bệnh trong âm đạo.

Các triệu chứng TSS bao gồm: sốt, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban da trông giống như bị cháy nắng, bong tróc các mảng da ở bàn chân và bàn tay, đau nhức cơ, đau đầu, đau họng, mắt đỏ, lú lẫn, tụt huyết áp, đau khớp, nhạy cảm với ánh sáng, suy thận…

Cách để giảm thiểu rủi ro do băng vệ sinh

  • Thay băng vệ sinh thường xuyên (ít nhất 4 giờ một lần).
  • Tránh sử dụng băng vệ sinh siêu thấm.
  • Chỉ xé bao bì băng vệ sinh nếu bạn định sử dụng ngay lập tức.
  • Với những người dùng tampon, đừng xử lý tampon nhiều hơn mức cần thiết.
  • Rửa tay thật kỹ trước và sau khi nhét tampon vào cơ thể.
  • Hãy nhẹ nhàng khi nhét và tháo băng vệ sinh.
  • Tránh dùng băng vệ sinh dạng bôi vì dụng cụ bôi có thể làm xước thành âm đạo.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Không đeo băng vệ sinh khi bạn không có kinh nguyệt.
  • Cân nhắc sử dụng băng vệ sinh hàng ngày trong khoảng ngày cuối cùng của kỳ kinh khi kinh nguyệt ra ít.
  • Hiện hông có thử nghiệm lâm sàng nào ủng hộ việc sử dụng cốc nguyệt san để giảm nguy cơ TSS.

Nguồn: BetterHealth