Làm thế nào để sửa thói quen xấu của trẻ?

VOH - Nhiều trẻ em có những thói quen có thể làm bạn rất khó chịu. 4 thói quen xấu phổ biến nhất là cắn móng tay, nghịch tóc, ngoáy mũi và mút ngón tay cái.

Mặc dù những thói quen này cũng khiến bạn lo lắng hoặc làm bạn phiền lòng. Nhưng bạn hãy thư giãn một chút và giải quyết chúng một cách êm đẹp. Trong hầu hết các thói quen, thì đa số chỉ xảy ra trong một giai đoạn của quá trình phát triển bình thường của trẻ và không phải là lý do khiến bạn khó chịu hay quá lo lắng. 

Thói quen là gì? Thói quen là những kiểu hành vi lặp đi lặp lại mà trẻ em thường không nhận ra nhưng các bé có lẽ vẫn rất vui vì không hề biết đó là thói quen. Nếu các con của bạn thường đưa tay vào miệng và tay kia luồn vào tóc, thì bạn cũng đừng ngạc nhiên vì thói quen này thường hay xảy ra.

thói quen
Hầu hết các thói quen thường sẽ mất đi khi trẻ đến tuổi đi học

Cách để đối phó với thói quen của trẻ: Tin tốt là hầu hết các thói quen thường sẽ mất đi khi trẻ đến tuổi đi học vì trẻ không còn cần đến những thói quen ấy nữa. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng, đã đến lúc giúp con mình từ bỏ một thói quen xấu nào đó, hãy xem xét các bước sau:

1. Vui lòng cho biết những gì bạn không thích về hành vi đó và tại sao

Phương pháp này có thể được sử dụng với trẻ nhỏ 4 hoặc 5 tuổi để giúp nâng cao nhận thức về vấn đề. Bạn có thể nói gì đó như bố không thích khi con cắn móng tay, nhìn không đẹp chút nào. Con có thể cố gắng ngừng làm điều đó được không? Việc trừng phạt, chế giễu hoặc chỉ trích có thể dẫn đến hành vi không đẹp gia tăng. 

​2. Tham gia với con bạn trong quá trình từ bỏ một thói quen nào đó

Nếu đứa con 5 tuổi của bạn từ trường mẫu giáo về nhà và khóc lóc vì những đứa trẻ khác cười nhạo bé về việc mút ngón tay, thì bạn phải hiểu rằng đây là cách xin sự trợ giúp của con bạn. Cha mẹ có thể hỏi con xem chúng có thể làm gì để từ bỏ thói quen này hoặc nếu các con muốn dừng thói quen này. ​ 

​3. Hướng dẫn hành vi thay thế

Ví dụ, khi con bạn cắn móng tay, thay vì nói con đừng cắn móng tay, hãy thử nói: “Nào chúng ta hãy chơi một trò chơi là cử động các ngón tay cùng nhau nhé”. Điều này sẽ nâng cao nhận thức về thói quen và có thể như là lời nhắc nhở. Để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy cố gắng tạo ra sự phân tâm, chẳng hạn như nhờ con giúp bạn một số việc trong nhà bếp hoặc dọn bàn dọn ghế chẳng hạn. 

​ 4. Phần thưởng và khen ngợi sự tự chủ của bản thân

Ví dụ, hãy để bé gái con bạn sơn móng tay khi chúng không cắn móng tay và để móng của bé phát triển tốt hơn. Củng cố thái độ tích cực bằng cách khen ngợi và tặng nhãn dán hoặc những món quà nhỏ khác.​ 

5. Hãy thưởng những món quà nho nhỏ cho mọi hành vi tốt của trẻ

Nếu bạn bỏ lỡ không nhận thấy hành vi tốt của các bé, thì nó sẽ biến mất theo thời gian. Những thói quen mới tích cực phải được thiết lập vững chắc trước khi những thói quen cũ biến mất. Để đạt được thành công cao, điều quan trọng là các bé phải có động lực để từ bỏ thói quen không tốt. Bởi thói quen cần có thời gian để phát triển, vì vậy hãy kiên nhẫn bạn nhé.