Hòa chung với xu thế đổi mới của báo chí , kênh AM610KHz đã ghi những dấn ấn đặc biệt thông qua những chương trình ấn tượng như Chương trình “Đối thoại cùng chính quyền thành phố” do Hội đồng nhân dân TPHCM phối hợp với Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM thực hiện. Từ 2006 đến nay, đã có hàng trăm số chương trình được phát sóng với chủ đề đa dạng như: cải cách hành chính, giao thông đô thị, giáo dục đào tạo, quản lý nhà đất, y tế, phúc lợi xã hội… Các chương trình đối thoại đã góp phần tạo sự chuyển biến cách nghĩ, cách làm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, góp phần tạo ra những “sản phẩm chất lượng cao” trong chỉ đạo, điều hành. - Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TPHCM đánh giá, trong thời gian tới, diễn đàn này phải tồn tại, phải tiếp tục phát huy bởi đang tạo được dư luận, sức lan tỏa rất lớn trong nhân dân, mở ra diễn đàn dân chủ để tổ chức Đảng, chính quyền các cấp lắng nghe trực tiếp ý kiến, kiến nghị của người dân và tạo điều kiện để người dân phát huy quyền làm chủ của mình với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Qua thực hiện các chương trình giúp cho Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tăng cường hoạt động giám sát đối với những lĩnh vực mà người dân quan tâm, bức xúc hay những lĩnh vực còn hạn chế khi thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân, và khi cần thiết Thường trực Hội đồng nhân dân sẽ tổ chức chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân những vấn đề có liên quan.
Các chương trình đối thoại đã góp phần tạo sự chuyển biến cách nghĩ, cách làm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, góp phần tạo ra những “sản phẩm chất lượng cao” trong chỉ đạo, điều hành.
Chương trình đã được Hội động nhân dân TPHCM nhiệm kỳ 2026-2021 khen thưởng
Bên cạnh đó, chương trình Nông thôn cũng là tiêu điểm của kênh khi chương trình không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng về mặt thể loại chương trình, tầm phủ sóng và mở rộng đối tượng thính giả. Chương trình đóng vai trò rất quan trọng, trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu được của bà con nông dân cả nước nói chung và cả ĐBSCL nói riêng. Chương trình giúp bà con nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả cao. Đội ngũ biên tập chương trình đã tạo ra nhiều cuộc thi, chuyên đề, chuyên mục ghi dấu ấn đậm nét trong lòng bà con như loạt câu chuyện truyền thanh Quê mình xanh mãi, Chuyện nhà Ba nông, Chuyện quê mình, Chuyện xóm làng; các buổi giao lưu trực tiếp Bạn nhà nông, Kết nối Tri thức; các cuộc thi ca cổ hò vè, kể chuyện vui nông thôn… thu hút đông đảo bà con nông dân gần xa, đặc biệt là ở khu vực ĐBSCL.
Về mặt an ninh trật tự đời sống, chương trình “An ninh đời sống”, “Vì Thành phố có chất lượng sống tốt” cũng đã tuyên truyền tốt những chủ trương, chính sách pháp luật và qui định mới của Chính phủ, Nhà Nước… trong việc thực thi pháp luật. Song song đó, chương trình còn chuyển tải đến thính giả những thông tin mới nhất liên quan đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố. Thông tin nhanh, kịp thời các chủ trương, chính sách nổi bật của thành phố từ các hội nghị, hội thảo diễn ra trong tuần. Chương trình đã đi đúng hướng, bám sát yêu cầu tuyên truyền, bám sát vào 7 chương trình đột phá mà thành phố đề ra, một thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, phản ánh tấm gương người tốt việc tốt, những việc thành phố đã làm được và có cả những vấn đề còn tồn tại để khắc phục.
Đặc biệt, trong tình hình dịch Covid-19, thì chương trình Vì Thành phố chất lượng sống tốt cũng liên tục thông tin về những chủ trương, chính sách của thành phố quyết liệt, tích cực phòng, chống dịch bệnh, kêu gọi người dân nâng cao ý thức, phối hợp với lực lượng chức năng phòng chống dịch hiệu quả.
Về mặt văn hóa xã hội, các chương trình Cải lương, Bông Lúa Vàng, Sàn diễn đời và nghề đã thu hút đông đảo thính giả tham gia cũng như sự nhiệt tình với chương trình của nhiều giới văn nghệ sĩ. Hệ thống chương trình đã tạo nên sân chơi âm nhạc bổ ích, thú vị, thu hút rất đông công chúng tham gia.
Chương trình Sàn diễn đời và nghề được thực hiện tương tác trực tiếp giữa Nghệ sĩ và thính giả. Mỗi chương trình là một câu chuyện về một nghệ sĩ ở lĩnh vực sân khấu gồm: Kịch, cải lương, xiếc, hát bội, âm nhạc. Chương trình còn bố trí một dàn nhạc, cả cổ nhạc và tân nhạc để nghệ sĩ khách mời thể hiện tiết mục và song ca cùng thính giả. Các thính gỉ từ nhiều tỉnh thành giao lưu với chương trình thông qua hệ thống kết nối từ xa của Đài với tín hiệu đạt chất lượng tốt.
- Ngoài phát trực tiếp, chương trình còn phát lại trên Page “Sàn diễn đời và nghề”, đồng thời nhận những yêu cầu, góp ý và đề xuất nghệ sĩ khách mời mà thính giả yêu cầu. Chương trình thu hút đông đảo thính giả tham gia cũng như sự nhiệt tình với chương trình của nhiều văn nghệ sĩ. Lượt truy cập trên Page của chương trình ổn định, nhận được nhiều bình luận tốt.
Có nhiều nghệ sĩ còn đề xuất để chương trình có thể dài thêm một chút, vì họ chưa nói hết tâm tư cùng nghề, cùng khán giả của mình. Từ phía biên tập, chúng tôi cũng nhận thấy điều đó hợp lý.
Đây là một chương trình có một ekip làm khá dày. Đây cũng là chương trình duy nhất của Đài có hình thức giao lưu và ca trực tiếp cùng nghệ sĩ với sự hỗ trợ của dàn nhạc chuyên nghiệp. Sau phần giao lưu đều có những nhận xét, đánh giá và chia sẻ thêm về kỹ thuật ca diễn của nghệ sĩ cho các khán giả giao lưu.
Đã có khoảng 20 nghệ sĩ và gần 300 thính giả gọi vào giao lưu chương trình trong suốt 6 tháng qua. Xét về tính hấp dẫn và tương tác thì chương trình này hội đủ yếu tố: được nghe, được ca giao lưu, được thần tượng chia sẻ kinh nghiệm về nghề, được đề xuất các nguyện vọng và ý kiến nên hấp dẫn được người thưởng thức.
Cuộc thi giọng ca cải lương Giải Bông Lúa Vàng là một chương trình ca nhạc đặc biệt có sức sống gần 30 năm. Từ năm 2000 đến năm nay, chương trình được tổ chức hàng tuần, phát thanh trực tiếp từ vòng Bán kết đến vòng Chung kết xếp hạng. Số thí sinh tham gia dự thi bình quân hàng năm có khoảng 1.000 người tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ, miền Trung, miền Bắc… tổng cộng trong hơn 20 năm qua, “Hội thi giọng ca cải lương giải Bông lúa vàng” và “Cuộc thi tuyển chọn giọng ca cải lương hàng tuần” đã thu hút hơn 20.000 lượt thí sinh ca nhạc cải lương cả nước tham gia chương trình; phục vụ cho hơn 200.000 lượt khán giả xem chương trình tại Đài và hàng triệu khán thính giả nghe xem qua làn sóng phát thanh và truyền hình.
Nhiều thí sinh qua giải này đã đoạt giải thưởng Trần Hữu Trang, giải Chuông Vàng Vọng cổ như: Tuyết Ngân, Đào Vũ Thanh, Bùi Trung Đẳng, Nguyễn Minh Trường, Nguyễn Văn Mẹo, Võ Thành Phê, Nguyễn Thị Luận, Nguyễn Hồ Như Tuyết Nhung… nhiều giọng ca đã trở thành lực lượng nòng cốt cho cho các đoàn cải lương chuyên nghiệp; nhiều nghệ sĩ đã được phong danh hiệu cao quý như: NSUT Tuyết Ngân (Đoàn cải lương Bến Tre), NSUT Đào Vũ Thanh (Đoàn cải lương Tiền Giang), NSUT Hồ Ngọc Trinh (Đoàn cải lương Long An)… nhiều giọng ca đã trở thành giảng viên trong lĩnh vực giảng dạy ở các trường nghệ thuật như đại học Sân khấu – Điện ảnh thành phố (NSUT Lê Tứ, Hải Long); trở thành các hạt nhân quản lý văn hóa nghệ thuật như Lê Khánh Văn (Trung tâm Văn hóa thị xã Tân Châu - tỉnh An Giang); rất nhiều thí sinh qua giải này đã trở thành lực lượng nòng cốt cho phong trào đờn ca tài tử, cải lương ở các xã, phường, quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh…
Chương trình đã tập hợp được đội ngũ các soạn giả, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu tham gia Hội đồng nghệ thuật nhằm phát triển loại hình đờn ca tài tử-cải lương nam bộ, tiêu biểu như: NSND Bạch Tuyết, NSƯT Thanh Thanh Hiền, cố nghệ sĩ Trí Thanh, cố NSƯT Thanh Vũ, cố NSƯT Thành Điển, cố Soạn giả Hùng Tấn, thạc sĩ – nhạc sĩ Huỳnh Khải, NSUT Phương Quang, NSƯT Thanh Tuấn, nghệ sĩ ưu tú Phượng Loan, nghệ sĩ ưu tú Ngọc Mai, soạn giả Ngô Hồng Khanh, cố soạn giả Phi Hùng, soạn giả Minh Thùy… Ngoài ra còn tạo điều kiện cho các nhạc sĩ cổ nhạc, diễn viên cải lương của thành phố và các tỉnh có sân biểu diễn trong tình hình sân khấu cải lương gặp khó khăn.
“Bông lúa vàng” trở thành một chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc, một nét son truyền thống của Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, đã được sự tin yêu, quan tâm của đông đảo công chúng, thật sự trở thành một điểm hẹn nghệ thuật hàng tuần của đông đảo người mộ điệu đờn ca tài tử và cải lương.
Với những thành tích đạt được, đội ngũ nhà báo của kênh liên tục nhận được các giải thưởng báo chí, liên hoan phát thanh hàng năm; khẳng định vị thế Đài VOH trong làng báo chí TP. HCM và cả nước :
** Năm 2016: Giải Báo chí quốc gia lần thứ 10: 1 giải B.Giải báo chí Thành phố lần thứ 34: 1 giải khuyến khích.
** Năm 2017: Giải Báo chí quốc gia lần thứ 11: 1 giải khuyến khích.Giải báo chí Thành phố lần thứ 35: 1 giải Ba.
**Năm 2018: Giải Báo chí quốc gia lần thứ 12: 1 Giải C.Giải Báo chí Thành phố lần thứ 36: 3 giải Ba, 2 giải Khuyến khích. Liên hoan Phát thanh toàn quốc: 1 Giải Đồng.
** Năm 2019: Kênh đạt 9 giải báo chí thành phố, báo chí chuyên ngành, bao gồm: Giải Báo chí Thành phố lần thứ 37: 2 giải Ba, 2 giải Khuyến khích. Giải thưởng sáng tác, quảng bá Tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2010 – 2015: 1 Giải C.
** Năm 2020:Kênh đạt 15 giải báo chí quốc gia, báo chí thành phố, báo chí chuyên ngành, bao gồm:Giải báo chí quốc gia 14: 1 giải khuyến khích; Giải Báo chí Thành phố lần thứ 38: 1 Giải Nhì, 1 Giải B, 2 Giải Khuyến khích.Liên hoan phát thanh toàn quốc: 1 giải Đồng. Giải thưởng sáng tác, quảng bá Tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2015 – 2020: 1 Giải B, 1 Giải C.
**Từ đầu năm 2021 đến nay: Kênh đạt Giải B – Giải Báo chí 75 năm Quốc hội Việt Nam, Giải khuyến khích - Giải thưởng báo chí du lịch TP.HCM.
Bên cạnh đó, các giải báo chí chuyên ngành từ địa phương đến trung ương như Giải Ngòi bút trẻ, Giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục, Báo chí Khoa học công nghệ, Báo chí Nông nghiệp xanh...