Khởi đầu là một tuần tích cực đối với vàng khi các nhà đầu tư đua nhau tìm vào tài sản trú ẩn an toàn do cổ phiếu giảm 2%. Tuy nhiên tuần giao dịch vừa qua đã kết thúc trong tình trạng hỗn loạn với giá vàng giảm gần 1% kể từ cuối Thứ sáu. Giá vàng kỳ hạn tháng 6 giao dịch lần cuối ở mức 1.275,90 USD một ounce.
Theo một số nhà phân tích, tâm lý giảm giá mới đối với kim loại quý này có thể đẩy giá xuống mức thấp mới của năm trong ngắn hạn.
Ảnh minh họa
Nhà phân tích kỹ thuật Fawad Razaqzada của City Index nói rằng việc vàng không thể phá vỡ mức 1.300 USD là dấu hiệu cho thấy thị trường thực sự “mỏng manh” và vàng sẽ xuống thấp hơn nữa trong tuần này. Razaqzada cho biết ông sẽ quan tâm đến mức 1.266 USD/ounce, thậm chí có khả năng xuống mức 1.256 USD/ounce.
Bill Baruch, chủ tịch Blue Line Futures cho dự báo giá vàng có thể quay lại 1.267 USD. “Nếu vàng chốt giao dịch dưới 1.280 USD cho tuần này thì chúng ta sẽ thấy giá vàng giảm thêm nữa trong ngắn hạn.
Jasper Lawler, giám đốc nghiên cứu của London Capital Group, cho biết một trong các lý do khiến vàng chật vật như hiện tại là vì USD và nền kinh tế Mỹ trông vẫn còn khỏe mạnh hơn các quốc gia khác. Lawler vẫn chưa từ bỏ vàng vì dù sao nó cũng đang thể hiện khá tốt, nhất là trong bối cảnh thị trường đang chịu nhiều tác động trái chiều như hiện nay.
Razaqzada lý giải thêm rằng giá vàng khó có được đà tăng hiện tại là do nhu cầu tại các thị trường mới nổi còn yếu, ví dụ như Ấn Độ, là nơi đang chứng kiến mức giá vàng cao kỷ lục.
Giới phân tích chưa buông bỏ niềm tin với vàng vì cho rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến cho tăng trưởng kinh tế Mỹ sụt giảm một cách thực chất, và tạo ra bất ổn địa chính trị để gây áp lực lên nhu cầu mua nội địa.
Với nhóm các nhà phân tích lạc quan hơn, họ vẫn tin tưởng vàng sẽ bước vào xu hướng tăng giá xét về lâu dài, mặc cho việc giá vàng thời gian gần đây thường xuyên gây thất vọng. Các chuyên gia này khuyên giới đầu tư chưa đến lúc để từ bỏ vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
Cuộc chiến thương mại cùng với mức thuế quan mới mà Mỹ đưa ra với Trung Quốc sẽ gây “xói mòn” sự tăng trưởng. Thêm vào đó, sự leo thang căng thẳng quân sự ở Vịnh Ba Tư có thể đẩy giá dầu tăng cao hơn, điều này sẽ gây ra hậu quả tiêu cực lớn cho tăng trưởng toàn cầu. Việc gia tăng các mối đe dọa chính trị và chính sách có nghĩa là bất kỳ sự phục hồi nào trong tăng trưởng toàn cầu đều có thể là phù du.
Trong tuần này, chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ là tâm điểm bàn luận. Dù cho Ngân hàng Trung ương có cho thấy không để ý đến việc tăng lãi suất sớm thì Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng đã có nhiều bình luận nhằm giảm các dự báo về một đợt tăng lãi suất trong năm nay.
Bất chấp những bình luận đó, thị trường đang đặt cược cho 70% cơ hội giảm lãi suất vào cuối năm nay. Theo một số nhà phân tích, những kỳ vọng này có thể chứng minh là tiêu cực cho thị trường vàng.