Đại học Quốc gia TPHCM: Phát triển Giáo dục 4.0 dựa trên nền tảng mô hình đào tạo CDIO

(VOH) - Sáng 05/11, Đại học Quốc Gia TPHCM tổ chức hội thảo mô hình Giáo dục 4.0: Áp dụng, triển khai trong điều kiện tại Việt Nam.

Các đại biểu đã cùng thảo luận để làm rõ bản chất, đặc trưng của mô hình Giáo dục 4.0 và đưa ra những gợi ý cho việc áp dụng, triển khai nó trong điều kiện tại Việt Nam.

Tại hội thảo, Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho hay Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 cần nền Giáo dục 4.0 để chuẩn bị cho lực lượng lao động 4.0 và công dân 4.0.

Do vậy, việc tìm hiểu đặc trưng, bản chất của nền giáo dục 4.0 và áp dụng, triển khai vào điều kiện tại Việt Nam là một yêu cầu không thể trì hoãn.

PGS.TS Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM phát biểu tại hội thảo

Từ năm 2010, Đại học Quốc gia TPHCM đã triển khai thí điểm mô hình CDIO. Trên nền tảng đó, Đại học Quốc gia TPHCM tiếp tục phát triển Đề án Giáo dục 4.0 trên nền tảng CDIO hiện đại với mục tiêu: vận dụng kết quả từ việc áp dụng mô hình CDIO trong đào tạo đại học và sau đại học, nhằm cải tiến chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cao, đáp ứng nhu cầu xã hội theo những chuẩn mực chất lượng quốc tế, hướng đến phát triển một mô hình đào tạo CDIO và giáo dục 4.0 tại Đại học Quốc gia TPHCM và nhân rộng, phát triển mô hình cho hệ thống giáo dục Việt Nam.

Đại học Quốc gia TPHCM phải thay đổi để bắt kịp thời đại

ải Quân thông tin, mỗi năm trong hệ thống Đại học Quốc gia TPHCM có hàng nghìn sinh viên bỏ học, bị buộc thôi học vì nhiều lý do khác nhau. 

Tại Hội thảo Mô hình Giáo dục 4.0: Áp dụng, triển khai trong điều kiện tại Việt Nam sáng 05/11, Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM đã có những nhìn nhận về thực trạng đào tạo của hệ thống Đại học Quốc gia TPHCM hiện nay.

PGS.TS Vũ Hải Quân thông tin, mỗi năm trong hệ thống Đại học Quốc gia TPHCM có hàng nghìn sinh viên bỏ học, bị buộc thôi học vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó, có lý do người học chọn nhầm ngành, nhầm nghề.

Theo ông Quân, chúng ta cần phải tự chủ về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo mới có thể triển khai mô hình giáo dục 4.0. 

“Phải chăng chúng ta đang tự trói tay mình vì những quy định, để rồi bất lực nhìn các em bỏ học, trong khi đáng ra, chúng ta có thể dang tay đỡ các em cùng các em đi tiếp. Phải chăng chúng ta tự làm khó mình về việc phát triển mở ngành mới, các nhóm ngành đào tạo mới trước nhu cầu phát triển của đất nước, của doanh nghiệp, để rồi doanh nghiệp quay lưng lại với chúng ta.

Chúng ta cũng lay hoay với chính mình với những định mức bất hợp lý về học phí, để rồi phải đẻ ra nhiều hệ đào tạo khác nhau như chất lượng cao, đại trà, chương trình tiên tiến, chương trình liên kết, cử nhân tài năng… Trong khi một số trường đại học bên ngoài mạnh dạn cởi trói thu học phí đúng, đủ. Khi có nguồn tài chính dồi dào, họ có thể làm được nhiều việc hơn. Thậm chí, một vài trong số đó trở thành hiện tượng, trở thành hình mẫu về giáo dục đại học Việt Nam”.

Các chuyên gia giáo dục chia sẻ tại Hội thảo

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Hải Quân, nên phát triển chương trình học vào việc xuyên suốt, thống nhất trong Đại học Quốc gia TPHCM, hướng đến việc nâng cao hiểu biết của sinh viên về đất nước, con người Việt Nam, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; có kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và khoa học cơ bản, khoa học liên ngành, bên cạnh việc đào tạo định hướng nghề nghiệp như hiện nay chúng ta đang làm.

PGS.TS Vũ Hải Quân đặt vấn đề, trong bối cảnh ngày nay, nên chăng chúng ta khuyến khích sinh viên học nhiều hơn một chuyên ngành, trang bị thêm nhiều kỹ năng hội nhập quốc tế, gắn chặt với doanh nghiệp thông qua các hoạt động trải nghiệm, thúc đẩy tinh thần học tập suốt đời và đề cao tinh thần đổi mới sáng tạo.

Thuỳ Linh

Bình luận