Học viện MDIS vừa hợp tác với Đại học Plymouth (Anh) giảng dạy và cấp bằng chuyên ngành Khoa học Người máy cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Sinh viên sẽ được đào tạo về robot cấp cao, bao gồm tự động hóa bằng thiết bị di động và robot hình người, đồng thời tập trung nghiên cứu các thiết bị điện tử và phần cứng hỗ trợ robot công nghiệp và dịch vụ được bổ sung bằng phương pháp thực hành.
Sinh viên tiếp thu phương pháp thực hành và thực tiễn nhằm chuẩn bị kiến thức cho ngành công nghiệp này.
Trong đó, hệ thống Sản xuất thông minh mới giúp sinh viên tiếp thu phương pháp thực hành và thực tiễn nhằm chuẩn bị kiến thức cho ngành công nghiệp này. Hệ thống sản xuất này hoàn toàn tự động với cánh tay robot công nghệ tích hợp của Omron. Hệ thống có thể giao tiếp với người dùng trong thời gian thực nơi họ có thể điều khiển hệ thống từ xa cũng như nhập dữ liệu và đề xuất đầu vào cho hệ thống. Vì vậy, sinh viên có thể thiết kế, đổi mới hệ thống cho riêng mình và sẵn sàng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
Trong Cách mạng công nghiệp 4.0, đột phá công nghệ đã tạo ra một thách thức không hề nhỏ và thậm chí ngày càng nhiều hơn đối với tất cả ngành công nghiệp. Trong đó, trí tuệ nhân tạo, phương tiện tự lái và Internet vạn vật đang hòa nhập vào cuộc sống vật chất của con người ngày càng sâu rộng.
Các trợ lý ảo kích hoạt bằng giọng nói, hệ thống nhận diện khuôn mặt hoặc hệ thống cảm biến chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số đang ngày càng trở nên phổ biến. Những đổi mới trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như phân tích dữ liệu, học máy, chatbot và nhận diện khuôn mặt không chỉ được dùng để chẩn đoán y khoa mà còn để theo dõi và phát triển vắc-xin. Ngoài ra, những công nghệ hiện đại còn hỗ trợ trong việc kiểm soát và hạn chế những tác động tiêu cực nhất của đại dịch COVID-19.
Những sự thay đổi về công nghệ này đang làm chuyển đổi mạnh mẽ cách thức mà mỗi cá nhân, công ty và Chính phủ vận hành, cuối cùng dẫn đến sự chuyển đổi xã hội tương tự như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Vì vậy, việc theo đuổi ngành Khoa học Người máy cùng là xu thế tất yếu để đồng hành và phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.