Đào tạo nghề trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (phần 1)

(VOH) - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đem đến những thay đổi to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Đối với thị trường lao động, những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 liên quan đến số lượng và chất lượng việc làm, chất lượng nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động. Bên cạnh những tiêu cực tới thị trường lao động thì cũng có nhiều tiềm năng mà người lao động có thể tận dụng để phát triển. Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp. Đó là những thách thức không nhỏ cho phát triển ngắn hạn và cho định hướng chính sách dài hạn để chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0.

Sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không trang bị các kiến thức mới, kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế trong điều kiện mới. Đây cũng là vấn đề được trao đổi trong tọa đàm: Đào tạo nghề trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM; Tiến sĩ Từ Minh Thiện – Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM; Ông Trần Anh Tuấn –  Viện trưởng - Giám đốc Chương trình dự báo nhân lực Viện nghiên cứu Đào tạo kinh tế Quốc tế; và Bà Nguyễn Thị Lý – Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Công nghệ Thủ Đức.

Đào tạo nghề trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng cộng nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục nghề nghiệp phải có giải pháp hai tốc độ tương ứng để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của xã hội. Ảnh: laodongxahoi

*VOH: Thưa các vị khách mời, có thể nhận thấy công tác đào tạo là khâu vô cùng quan trọng để có một nguồn nhân sau này. Vậy thì công tác đào tạo ở các trường hiện nay ra sao?

- Ông Nguyễn Văn Lâm: Hiện nay trên địa bàn TPHCM, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rất nhiều có 587 cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 22 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp ở các quận - huyện. Các cơ sở này đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp, trong đó đào tạo nghề dưới 3 tháng. Các cơ sở đào tạo này đã đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề của xã hội và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM. Chất lượng của nguồn nhân lực sau khi đào tạo ra đã được thị trường và các cơ sở doanh nghiệp chấp nhận lực lượng lao động này.

- Bà Nguyễn Thị Lý: Để đáp ứng nhu cầu trên thì nhà trường nhiều năm qua đã làm công việc khảo sát phân tích nhu cầu thị trường lao động, thông qua thống kê nhu cầu tuyển dụng, tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp để điều chỉnh quy mô tuyển sinh. Chúng tôi cũng tổ chức lấy ý kiến về hiệu chỉnh chương trình đào tạo theo thực tế xã hội, rà soát hệ thống tài liệu giảng dạy và bài tập thực hành với những nội dung bám sát thực tế và có sự tham gia của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng giảng viên, tăng cường hoạt động thực tập thực tế tại doanh nghiệp của giảng viên, nâng cao chất lượng bài giảng thông qua việc thay đổi phương pháp dạy học, hướng tới dạy học tích hợp và giảng dạy theo phương pháp tiếp cận năng lực. Chúng tôi cũng tập huấn chia sẻ kinh nghiệm đánh giá các kỹ năng theo chuẩn quốc tế cho đội ngũ giảng viên xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị máy móc tại xưởng thực hành có hiệu quả theo nhu cầu của từng ngành nghề.

- Ông Trần Anh Tuấn: Hệ thống giáo dục nghề nghiệp của quốc gia chúng ta đặc biệt là tại TPHCM trong những năm vừa qua phải nói là phát triển rất tốt và đã cung ứng một nguồn nhân lực cho thị trường lao động cũng như cho xã hội và trong quá trình hội nhập, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh những thành tựu đó thì chúng ta cũng thấy một điều là hệ thống giáo dục đào tạo còn nhiều việc phải quan tâm, trong đó cơ cấu trình độ đào tạo nghề phải nhìn nhận một điều là chúng ta chưa đạt yêu cầu so với mong muốn của thị trường lao động.

*VOH: Theo các chuyên gia, để phát huy được sự sáng tạo của mỗi lao động, không còn cách nào khác là phải cải cách, thay đổi ngay từ khâu đào tạo. Trong khi vừa qua, UBND TP, Sở Lao động Thương binh và Xã hội có chủ trương về đẩy mạnh hợp tác trong tổ chức chương trình đào tạo trong đó quy định, nhà trường và doanh nghiệp cùng liên kết tổ chức đào tạo trong đó doanh nghiệp có thể đảm nhận đến 40% chương trình đào tạo. Vậy chủ trương này giúp ích gì cho cơ sở đào tạo, người học và doanh nghiệp?

- Ông Nguyễn Văn Lâm: Chủ trương đào tạo song hành với doanh nghiệp trước đây rồi tắt là đào tạo kép đã được Chính Phủ Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Ủy ban Nhân dân TPHCM chỉ đạo và Sở lao động thương binh xã hội TPHCM đã triển khai cho các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trong thành phố trong 2-3 năm nay. Đây là một chủ trương học tập kinh nghiệm với các nước tiên tiến trên thế giới cụ thể là Đức. Hầu hết các trường cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TPHCM đều có liên kết với doanh nghiệp và có những trường liên kết nhiều, liên kết ít. Có khoảng 40% theo quy định của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để dạy những môn kiến thức cơ bản ở trường, 70% còn lại là chương trình đó hợp tác với doanh nghiệp dạy cái doanh nghiệp cần và đi thực hành tại doanh nghiệp học tại doanh nghiệp và do giáo viên thực hành tại doanh nghiệp đã hướng dẫn khi đối tượng học sinh, sinh viên ra trường thì họ sẽ tiếp cận được công việc ngay, không phải đào tạo lại. Đây là hiệu quả rất là cao, tất cả 14 trường chất lượng cao trọng điểm đã triển khai vấn đề này và trong năm 2020 này chúng tôi sẽ triển khai thêm ở các trường khác và chúng tôi sẽ có sơ kết việc này.

*VOH: Việc chưa có quy hoạch, dự báo nguồn nhân lực, bao gồm cả nhân lực có tay nghề cao sát với nhu cầu thị trường lao động, đang có ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề đào tạo nghề nói chung?

- Ông Trần Anh Tuấn: Hàng chục năm qua công tác Dự báo nguồn nhân lực đã được nhà nước và kể cả Bộ lao động, Bộ giáo dục đào tạo đặt ra tầm quan trọng và trong đó chúng tôi rất tự hào là TPHCM dưới sự lãnh đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, thì Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực thông tin thị trường lao động thành phố đã tồn tại và phát triển 10 năm một phần đóng góp trong hệ thống dự báo về nghề hướng nghiệp và tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo ngành nghề. Thứ hai Chính phủ đã chỉ đạo tỉnh thành quy hoạch nguồn nhân lực, thành phố đã có quy hoạch tổng thể đến năm 2025 và đang chuẩn bị tiếp tục tính toán nguồn nhân lực giai đoạn mới. Tuy nhiên vấn đề Dự báo nguồn nhân lực hết sức quan trọng nhưng cũng cần phải đồng bộ trong chủ trương quản lý nhà nước, đặc biệt là sự phối hợp của hai ngành giáo dục đào tạo và lao động thương binh xã hội thì mới có thể cân đối được.

- Tiến sĩ Từ Minh Thiện: Công tác Dự báo nguồn nhân lực của TPHCM trước nay cũng đã làm rất lâu Tuy nhiên thực sự vấn đề chúng ta quan tâm đó là hai yếu tố sự đồng bộ và tính thực tế. Từ vấn đề dự báo đến vấn đề đào tạo giáo viên trang như thế nào để đáp ứng xác thực tế và hiểu sâu để có thể dạy được học viện liên quan đến đầu ra thị trường. Hiện nay chúng ta đã gia nhập ASEAN, APPA, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương và hiện nay các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến từng ngõ ngách của cuộc sống. Chúng ta  biết việc đó cũng sẽ giảm bớt những nghề nghiệp nhất định, nhưng mà một mặt cũng tạo ra những sản phẩm nghề, ngành nghề mới và chúng ta đòi hỏi phải có những dự báo tốt biết được thời điểm nào có những ngành nghề mới để xuất hiện. Vấn đề chính làm sao dự báo đúng và xác thực tế và sau đó phải có sự đồng bộ.

*VOH: Mục tiêu chính của trường nghề chất lượng cao là đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao và lực lượng lao động chất lượng cao. Theo ý kiến của các vị khách mời, thời gian qua, các cơ sở trên đã làm tròn nhiệm vụ này chưa? Có đáp ứng các mục tiêu đề ra hay không?

- Ông Nguyễn Văn Lâm: Như ý kiến của ông Trần Anh Tuấn và tiến sĩ Từ Minh Thiện về gắn kết giữa dự báo dạy nghề và giải quyết việc làm, thì với trách nhiệm được phân công phụ trách lĩnh vực này, thì Sở lao động thương binh xã hội trên cơ sở phân bổ chỉ tiêu năm 2020 của các đơn vị phòng ban chuyên môn thuộc Sở thì tôi đã thống nhất đầu mối là lấy Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động của thành phố là trung tâm, để định hướng ngành nghề Nhu và các lĩnh vực trên đời sống xã hội cần. Khi dạy ra rồi thì trung tâm dịch vụ việc làm của TPHCM phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm khác trên địa bàn thành phố bố với các hiệu trưởng để tổ chức giải quyết việc làm và giới thiệu với doanh nghiệp lực lượng đào tạo.

Còn bàn về trường chất lượng cao để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu xã hội thì trước hết phải nói về thiết bị trong năm 2019 - 2020 được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban thành phố quan tâm thì ngành giáo dục nghề nghiệp đã được đầu tư hơn 1900 tỷ để đầu tư thiết bị cho 8 trường. Sở hiện nay đang chủ trương triển khai tự đánh giá giá kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp ở 14 trường chất lượng cao trọng điểm, vừa qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đã hỗ trợ 6 trường về kiểm định chất lượng. Riêng ở TPHCM hiện nay có hai trường được 2 tổ chức kiểm định có uy tín là trường Cao Thắng và trường Kent là ngoài công lập đã được hai tổ chức đánh giá kiểm định chất lượng. Trên cơ sở kết hợp giảng dạy song hành với doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực sẽ cung cấp cho xã hội sẽ ngày càng tốt hơn.

*VOH: Cảm ơn các vị khách mời.