Chờ...

Hơn 70 trường công bố điểm sàn xét tuyển, thí sinh lúng túng đăng ký nguyện vọng

VOH - Tới thời điểm này, đã có hơn 70 trường đại học công bố điểm sàn xét tuyển, nhưng nhiều thí sinh vẫn lúng túng chưa đăng ký nguyện vọng trên hệ thống.

Ở góc độ một phụ huynh, bà N. T. T. (ngụ Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, thời điểm này, việc thí sinh, phụ huynh lo lắng, thậm chí mất ăn mất ngủ chọn nguyện vọng là có thật.

“Từ khi biết điểm tốt nghiệp, cả nhà tôi căng thẳng dò điểm sàn từng trường, rồi dò điểm chuẩn của năm ngoái xem nên lựa chọn như thế nào. Con trai tôi điểm khối A được khoảng 23,5, không thấp cũng không quá cao nên việc chọn ngành càng khó.

Hơn nữa, các ngành con của tôi thích - cháu đều đang bằng hoặc thiếu từ 0,5 – 1 điểm so với điểm chuẩn năm ngoái. Thực sự là chúng tôi không biết phải làm thế nào” – bà T. chia sẻ.

Bà T. cũng tỏ ra bối rối vì không biết hướng dẫn con chọn nguyện vọng ra sao. Nếu ưu tiên đặt các nguyện vọng theo mong muốn của con (điểm tốt nghiệp bằng điểm chuẩn năm ngoái) lên trước, các nguyện vọng khác (điểm tốt nghiệp cao hơn nhiều điểm chuẩn năm ngoái) xếp ra sau thì có khi con lại trượt hết tất cả các nguyện vọng hoặc đỗ thì lại không được như ý muốn. 

chọn nguyện vọng
Nhiều thí sinh, phụ huynh còn băn khoăn không biết đăng ký nguyện vọng như thế nào để "tránh" trượt

Tương tự, ông P. H. G. một phụ huynh tại TPHCM cho biết, con của ông được 24 điểm khối B. Với ngành học mà cháu thích – nếu chọn trường đại học công lập mà cháu mong muốn, thực sự là không có cơ hội đỗ nguyện vọng 1. Nếu chọn trường ngoài công lập, cháu sẽ trúng tuyển ngay, nhưng ông G. lo kinh tế gia đình không kham nổi tiền học phí.

Chọn trường, chọn ngành học cho con là nỗi băn khoăn rất lớn cho các phụ huynh, học sinh, khi họ phải cân nhắc kỹ từ khả năng học tập, mong muốn của con trẻ, đến khả năng tài chính, cơ hội nghề nghiệp sau này…

Đó có thể là lý do khiến tỷ lệ thí sinh đăng ký nguyện vọng trên hệ thống vào thời điểm này khá thấp.

Tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay, toàn quốc có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Song, đến ngày 22/7 mới có gần 390.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng trên hệ thống, chiếm khoảng 1/3. Tỷ lệ này so với cùng kỳ các năm là còn thấp.

Bà Thủy cũng như nhiều chuyên gia tỏ ra lo lắng khi đến thời điểm này, chưa có nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trên hệ thống.

“Có thể các em còn đang phân vân, băn khoăn chưa ra quyết định. Nhưng cũng có thể các em đang hiểu nhầm một số thông tin nào đó, nghĩ rằng mình đã trúng tuyển sớm và nghĩ rằng không cần đăng ký trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT nữa” - bà Thủy nói.

Về vấn đề nên chọn nguyện vọng và đăng ký trên hệ thống sớm, PGS. TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa khuyên, nếu nguyện vọng trúng tuyển sớm chưa được như mong muốn thí sinh có thể đặt thứ tự ở phía dưới, ưu tiên những nguyện vọng yêu thích lên trên. Sau khi lọc ảo, nếu những nguyện vọng đầu trượt, thí sinh vẫn trúng tuyển ở những nguyện vọng tiếp theo, đó là những nguyện vọng đã trúng tuyển sớm.

PGS. TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, điểm sàn chỉ là điều kiện kỹ thuật, do đó khi lựa chọn ngành học, thí sinh phải sử dụng điểm chuẩn của các năm trước đó để tham chiếu, từ đó có những lựa chọn “sát sườn” nhất.

Đồng thời, ông đưa ra dự báo, năm nay do điểm ưu tiên giảm tuyến tính nên điểm chuẩn các ngành từ 28 điểm, xác suất tăng sẽ thấp, còn mức điểm chuẩn thấp hơn sẽ vẫn giữ ổn định.

PGS. TS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) cho rằng, thí sinh không phải thích xe điện là phải học về ô tô hay điện - điện tử. 

Các ngành như công nghệ thông tin, môi trường, vật liệu, thậm chí các ngành về khoa học sức khỏe cũng rất cần thiết trong nghiên cứu và thiết kế xe điện. Xu hướng hiện nay là liên ngành. Các nghề đều có liên quan với nhau và đều bổ trợ lẫn nhau.

Ở góc nhìn của một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học và đã có việc làm ngay khi ra trường, Nguyễn Thị Lệ Thủy – cựu sinh viên ngành Khai thác vận tải, Đại học Giao thông Vận tải TPHCM cũng cho biết: “Em nghĩ rằng khi chọn ngành các bạn nên xác định trước lĩnh vực mình thích, chẳng hạn như kinh tế, công nghệ hay xã hội, giảng dạy... Sau đó sẽ chọn ngành theo lĩnh vực, bởi như vậy trong trường hợp các bạn chọn chưa đúng ngành, vẫn có thể chuyển hướng học, làm việc một ngành gần trong lĩnh vực mà mình yêu thích.

Như vậy, nếu nhận ra mình chọn chưa đúng thì sau này điều chỉnh công việc cũng dễ dàng hơn”.

Xem thêm: Ngưỡng chất lượng đầu vào nhóm ngành sức khỏe từ 19 – 22,5 điểm

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh được đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống chung của Bộ đến 17h ngày 30/7, không giới hạn số lần. Thí sinh không nên chờ đến sát thời điểm cuối cùng, bởi lúc này có thể nhiều người đăng ký, gây nghẽn mạng.

Từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến.

Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường bắt đầu quy trình xét tuyển và xử lý nguyện vọng đại học từ ngày 12 đến 20/8, qua đó xác định nguyện vọng cao nhất thí sinh trúng tuyển.

Điểm chuẩn sẽ được công bố trước 17h ngày 22/8.

Nhiều trường công bố điểm sàn

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, hàng loạt trường đại học thông báo điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển, còn gọi là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

Trường

Điểm sàn

MIỀN BẮC

 

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

20

Trường Đại học Thương mại

20

Trường Đại học Ngoại thương

23,5

Trường Đại học Giao thông vận tải

16-22

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

18-23

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

17-23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

16-20

Trường Đại học Công đoàn

15-18

Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

15

Trường Đại học Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

20,5-22

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

23,5

Trường Đại học Hà Nội

16

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

16-21

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

17-22

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

20-21/30; 28-30/40

Học viện Ngân hàng

20/30; 26/40

Học viện Ngoại giao

21-23

Trường Đại học Thủy lợi

18-22

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

18-21,5

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

20

Học viện Kỹ thuật Mật mã

20

Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

20

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

20

Trường quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

20

Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

20

Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội

20-22

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

15-22

Trường Đại học Mở Hà Nội

17,5-21

Trường Đại học Phenikaa

17-20

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

17-22

Học viện Tòa án

19

Trường Đại học Thủ đô

15-19

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

15-19

MIỀN NAM

 

Trường Đại học Công nghiệp TPHCM

17-19

Trường Đại học Công thương TPHCM

16-20

Học viện Hàng không Việt Nam

16-20

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM

16-19

Trường Đại học Công nghệ TPHCM

16-19

Trường Đại học Hoa Sen

15

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

15-22,5

Trường Đại học Gia Định

15-18

Trường Đại học Duy Tân

14

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

15

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM

15-21

Trường Đại học Tài chính - Marketing

19

Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM

17-22

Trường Đại học Mở TPHCM

16-22

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

15-19

Trường Đại học Cần Thơ

15-18

Trường Đại học Ngân hàng TPHCM

18

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

21-30/40

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM

18-20

Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TPHCM

22

Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM

20

Trường Đại học Sư phạm TPHCM

19-23

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

19-22,5

Trường Đại học Việt Đức

18-21

MIỀN TRUNG

 

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng

15-18

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

18

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

15-19

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

15-17

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng

15-17

Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng

15

Viện nghiên cứu và đào tạo Việt - Anh, Trường Đại học Đà Nẵng

17-18

Trường Đại học Quy Nhơn

15-20

Trường Đại học Tây Nguyên

15-23

Trường Đại học Khánh Hoà

15-16