1. Hoạt động kinh doanh vận tải là gì?
Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa. Kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa, hành khách trên đường bộ, đường sắt, trên đường hàng không, đường thủy nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Hoạt động vận tải đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải phải quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách, thanh toán hợp đồng, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.
Xem thêm: Tiêu chuẩn chất lượng cụ thể của xe cơ giới tham gia giao thông là gì?
2. Tại sao phải xin giấy phép kinh doanh vận tải?
Theo quy định tại Nghị đinh 10/2020 Quy định khi kinh doanh vận tải phải có giấy phép kinh doanh vận tải. Kinh doanh vận tải là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, vì thể khi kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định thì mới được phép kinh doanh.
3. Không có giấy phép kinh doanh vận tải bị xử phạt như nào?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì đối với hành vi kinh doanh vận tại mà không có giấy phép kinh doanh vận tải thì khi phát hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Đối với hành vi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định sẽ bị phạt tiền như sau: Từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 – 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
4. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải (GPKDVT)
4.1 Đối tượng xin cấp GPKDVT
- Doanh nghiệp
- Hộ kinh doanh
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Những trường hợp có kinh doanh vận tải đều thuộc diện xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải
4.2 Điều kiện được cấp GPKDVT
- Phải tiến hành đăng ký kinh doanh.
- Phương tiện vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định.
- Người điều hành hoạt động kinh doanh vận tải phải có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên và đã tham gia công tác quản lý vận tải tại các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải ít nhất là 03 năm.
- Có nơi đỗ xe theo quy định, bảo đảm số lượng, chất lượng cũng như niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh.
- Có đủ số lượng phương tiện vận tải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp khi thuê xe.
- Trường hợp phương tiện vận tải đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã thì phải có cam kết kinh tế giữa hợp tác xã và xã viên, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của hợp tác xã đối với phương tiện vận tải thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.
4.3 Hồ sơ cần chuẩn bị
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu)
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải
- Phương án kinh doanh
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài phải có thêm: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chụp giấy chứng nhận).
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông.
Đối với hộ kinh doanh:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu)
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
4.4 Trình tự các bước của thủ tục xin cấp GPKDVT
Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, cụ thể là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép.
Lệ phí: Do UBND tỉnh quyết định, thông thường là 200.000 đồng.