Hướng dẫn thủ tục đăng ký xe máy cập nhật mới nhất năm 2020

(VOH) – Thủ tục đăng ký xe máy giờ đây không còn quá phức tạp, chỉ với 6 bước bên dưới là bạn có thể hoàn tất thủ tục đăng ký xe máy cần thiết. 

Bước 1: Đóng lệ phí trước bạ xe máy 

Tại Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP của Chính phủ, xe máy là một trong những đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ. Vì vậy, khi đăng ký xe máy người mua cần phải hoàn thành trước thủ tục nộp lệ phí trước bạ. 

Quy định mức thu lệ phí trước bạ khi đăng ký xe máy là 2%. Trong đó có các trường hợp:

  • Đối với xe máy, phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu là 5% giá trị chiếc xe. (Các thành phố trực thuộc trung ương bao gồm gồm: TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ).
  • Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi được áp dụng mức thu là 1%. Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn quy định tại điểm a khoản này thì nộp lệ phí trước bạ theo mức là 5%.
Số tiền lệ phí trước bạ phải nộp (đồng) = Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ (đồng) x Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)

Việc nộp lệ phí trước bạ được thực hiện tại Chi cục thuế nơi đăng ký xe. Hồ sơ cần mang theo gồm hồ sơ gốc của giấy tờ xe cùng bản photo giấy tờ tùy thân. Sau khi hoàn tất thủ tục sẽ được cấp Biên lai nộp lệ phí để làm thủ tục đăng ký xe.

Xem thêm: Cách tính phí trước bạ ô tô, xe máy trong năm 2020 và bảng giá chi tiết

Bước 2: Thủ tục đăng ký lấy biển số

Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi, đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định thành phần hồ sơ đăng ký biển số xe bao gồm:

1. Giấy khai đăng ký xe: 

Chủ xe có trách nhiệm kê khai đúng, đầy đủ các nội dung trong giấy khai đăng ký xe theo mẫu. 

 2. Giấy tờ của xe

Những giấy tờ liên quan về nguồn gốc xe, biên lai lệ phí trước bạ. Bên dưới là từng trường hợp cho các dòng xe khác nhau: 

  • Đối với xe nhập khẩu: Xe nhập khẩu theo hợp đồng thương mại, xe miễn thuế, xe chuyên dùng, xe viện trợ dự án: Tờ khai nguồn gốc xe gắn máy nhập khẩu theo quy định.
  • Xe nhập khẩu phi mậu dịch, xe là quà biếu, quà tặng hoặc xe nhập khẩu là tài sản di chuyển, xe viện trợ không hoàn lại, nhân đạo: Tờ khai hải quan theo quy định, Giấy phép nhập khẩu tạm nhập khẩu xe và Biên lai thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (theo quy định phải có) hoặc lệnh ghi thu, ghi chi hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước ghi rõ đã nộp các loại thuế theo quy định. Trường hợp miễn thuế: Phải có thêm quyết định miễn thuế hoặc văn bản cho miễn thuế của cấp có thẩm quyền hoặc giấy xác nhận hàng viện trợ theo quy định (thay thế cho biên lai thuế) hoặc giấy phép nhập khẩu ghi rõ miễn thuế.
  • Đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước: Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định;
  • Đối với xe cải tạo: Giấy chứng nhận đăng ký xe (đối với xe đã đăng ký) hoặc giấy tờ nguồn gốc nhập khẩu (xe đã qua sử dụng). 

3. Sổ hộ khẩu, CMND (photo) 

Chủ xe cần mang theo bản gốc của các loại giấy tờ tùy thân để đối chiếu với bản photo. 

Bước 3: Hồ sơ đăng ký xe máy

Theo Điều 7 của Thông tư 15/2014/TT-BCA, hồ sơ đăng ký xe máy bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký xe (Theo mẫu). (Riêng phần khung để dán số khung và số máy thì để cảnh sát giao thông ghi. Để tiết kiệm thời gian chủ xe có thể in sẵn các mẫu này và điền trước ở nhà). 
  • CMND hoặc thẻ căn cước của chủ xe. (Mang theo sổ hộ khẩu trường hợp không có CMND)
  • Giấy tờ xe: Hóa đơn giá trị gia tăng; Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe; Biên lai thu lệ phí trước bạ. 

Bước 4: Địa điểm đăng ký xe máy

Nộp hồ sơ đăng ký xe máy tại Công an quận, huyện, thị xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

  • Công an quận, huyện, thị xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
  • Riêng trường hợp là sinh viên năm 2 tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và quân nhân, công an đang công tác tại địa bàn, có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị công tác thì được đăng ký tại Công an quận, huyện, thị xã nơi đang học tập và công tác.

Xem thêm: Tất tần tật những điều cần phải biết về giấy đăng kiểm xe máy

Bước 5: Lệ phí đăng ký xe máy

Lệ phí đăng ký xe máy có sự khác nhau giữa các khu vực, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội và giá trị nguyên bản của xe.  

Điều 5 Nghị định 229/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí đăng ký xe như sau: 

Tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh:

  • Xe có giá trị từ 15 triệu đồng trở xuống: Lệ phí từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng
  • Xe có giá trị từ 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng: Từ 01 triệu – 02 triệu đồng
  • Xe có giá trị trên 40 triệu đồng: Từ 02 triệu đồng – 04 triệu đồng

Đối với các thành phố trực thuộc trung ương khác, các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã:

  • Xe có giá trị từ 15 triệu đồng trở xuống: 200.000 đồng;
  • Xe có giá trị từ 15 triệu đồng – 40 triệu đồng: 400.000 đồng;
  • Xe có giá trị từ trên 40 triệu đồng: 800.000 đồng;

Đối với các địa phương khác: 50.000 đồng đối với tất cả các loại xe.

Bước 6: Nhận giấy chứng nhận đăng ký xe máy

Thời gian để giải quyết giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe diễn ra sau 2 ngày kể từ ngày cơ quan nhận đầy đủ hồ sơ. Còn biển số xe máy điện sẽ được cấp ngay tại thời điểm đó, sau khi nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Sau 2 ngày làm việc, chủ xe có thể đến Công an quận, huyện, thị xã nơi làm thủ tục đăng ký xe để nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe. Giấy chứng nhận này cùng với Bằng lái xe và Bảo hiểm xe máy bắt buộc là 03 loại giấy tờ mà người điều khiển xe máy luôn phải mang theo khi lái xe ra đường. 

Trong trường hợp cần cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất: Không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.