Picture of the author
Picture of the author
SGK CD Toán 6»Hình Học Phẳng»Góc bẹt là gì? Góc bẹt bao nhiêu độ

Góc bẹt là gì? Góc bẹt bao nhiêu độ

(VOH Giáo Dục) - Bài viết bao gồm lý thuyết về khái niệm, cách xác định góc bẹt và các dạng bài toán liên quan đến góc bẹt với lời giải chi tiết và dễ hiểu.

Xem thêm

Trong bốn loại góc mà chúng ta được học thì góc bẹt là góc có số đo lớn nhất. Trong thực tế cũng có nhiều hình ảnh về góc bẹt như thước kẻ, hay góc tạo thành bởi kim giờ và kim phút lúc 6 giờ. Vậy góc bẹt là góc như thế nào mà lại có số đo lớn nhất, và làm thế nào để chúng ta có thể biết góc bẹt có số đo là bao nhiêu?. Để biết được điều này thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài viết sau đây nhé.


1. Góc bẹt là gì? Góc bẹt bao nhiêu độ?

- Định nghĩa: Góc bẹt là góc có số đo bằng 180o

- Nửa đường tròn tạo thành một góc có giá trị bằng góc bẹt

- Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.

*Chú ý: Góc bẹt nhìn giống như một đường thẳng.

Ví dụ minh họa:

cac-dang-bai-tap-co-ban-ve-goc-bet-1
Góc là góc bẹt.

2. Cách xác định góc bẹt

Trên thực tế thì có rất nhiều cách để xác định góc bẹt mà chúng ta có thể thực hiện được. Nhưng về cơ bản thì việc xác định giá trị của góc bẹt giống với cách xác định giá trị của một góc nói chung.

  • Cách 1: Sử dụng dụng cụ thước đo góc hoặc e-ke

Thước đo góc hay e-ke là một trong những dụng cụ phổ biến nhất và cũng rất quan trọng dùng để xác định giá trị của một góc, chúng có thể xác định số đo góc cực kì chính xác. 

  • Cách 2: Sử dụng các tính chất hình học.

*Góc bẹt là góc có số đo bằng 1800

Nếu một góc có số đo bằng hai lần góc vuông thì đó chính là góc bẹt.

3. Các dạng toán cơ bản về góc bẹt

3.1. Nhận biết, gọi tên góc bẹt 

*Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm góc bẹt, cách xác định góc bẹt

Ví dụ: Hãy cho biết trong các  góc dưới đây góc nào là góc bẹt. Gọi tên góc và xác định đỉnh, hai cạnh của góc đó.


Giải:

- Góc bẹt trong các góc trên là:  

Vì góc có số đo bằng 180o, và góc thì có số đo bằng hai lần góc vuông.

- Góc có đỉnh là A và hai cạnh là hai tia Az và At

- Góc có đỉnh là C và có hai cạnh là hai tia Cx và Ct

3.2. Bài tập về tính số đo góc và xem đó có phải là góc bẹt hay không.

*Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức về tính số đo góc và khái niệm góc bẹt để giải bài tập

Ví dụ: Trên nửa mặt phẳng bờ là tia Ax, vẽ hai tia Ay và Az sao cho = 75o, = 105o. Hãy tính số đo góc và cho biết góc đó có phải là góc bẹt không?

Giải: 

Vì tia Ay và Az cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ là tia Ax và  = 75o, = 105o nên ta có:

= 75o + 105o = 180o.

Suy ra: = 180o

Vậy là góc bẹt

3.3. Bài tập có kiến thức tổng hợp

*Phương pháp giải:

Dựa vào yêu cầu của từng bài toán để phân tích, suy luận đưa ra phương pháp giải thích hợp nhất.

4. Một số bài tập vận dụng về góc bẹt

4.1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Một góc có thể có một đỉnh hoặc nhiều đỉnh khác nhau

B. Một góc chỉ có duy nhất một đỉnh

C. Một góc có nhiều đỉnh khác nhau.

D. Một góc chỉ có thể có nhiều nhất là 3 đỉnh

ĐÁP ÁN

Đáp án là:   B. Một góc chỉ có duy nhất một đỉnh

Câu 2: Hãy hoàn thành câu sau bằng cách chọn từ còn thiếu để điền vào chỗ trống:

Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia .....

A. trùng nhau

B.  song song

C. kề nhau

D. đối nhau

ĐÁP ÁN

Đáp án là: D. đối nhau

Câu 3: Trong các góc sau, góc nào có số đo bằng góc bẹt:

A. Góc có số đo bằng hai lần góc vuông

B. Góc có số đo bằng hai góc tù

C. Góc có số đo bằng hai góc nhọn

D. Góc có số đo bằng ba góc vuông

ĐÁP ÁN

Đáp án là:  A. Góc có số đo bằng hai góc vuông

Câu 4: Trong các góc dưới đây, góc nào có số đo bằng góc bẹt:

A. Góc có số đo bằng 60o

B. Góc có số đo bằng góc vuông

C. Góc có số đo bằng góc vuông

D. Góc có số đo bằng hai lần góc vuông

ĐÁP ÁN

Đáp án là: B. Góc có số đo bằng góc vuông

4.2. Bài tập tự luận

Bài 1: Cho hai tia Ax và Ay tạo với nhau một góc bẹt. Trên hai nữa mặt phẳng đối nhau bờ là góc  , vẽ hai tia Az và At sao cho = 60o, = 120o. Hãy tính số đo góc và cho biết đó có phải là góc bẹt không?

ĐÁP ÁN 

cac-dang-bai-tap-co-ban-ve-goc-bet-2

Vì hai tia Az và At nằm trên hai nữa mặt phẳng đối nhau bờ là góc  và  = 60o, = 120o. Nên ta có:

= 60o + 120o = 180o

Vậy góc = 180o

Suy ra là góc bẹt.

Bài 2: Không dùng hình vẽ mà hãy dùng các kiến thức về toán học để tính số đo của các góc tạo bởi kim giờ và kim phút trong các trường hợp sau: Lúc 1 giờ,  lúc 4 giờ, lúc 6 giờ. Trong các góc đó có góc nào là góc bẹt không?

ĐÁP ÁN

Như chúng ta đã biết thì nửa vòng tròn là một góc bẹt. Mà nửa vòng tròn sẽ có 6 giờ.

Vào lúc 1 giờ, 4 giờ; 6 giờ thì kim phút luôn nằm ở vị trí số 12 nên ta lấy kim phút làm kim cố định.

Vậy cứ sau 1 giờ thì góc tạo bởi kim giờ và kim phút sẽ tăng thêm: 180o : 6 = 30o.

Khi đó ta có:

Lúc 1 giờ: Góc tạo bởi kim giờ và kim phút sẽ là: 30o

Lúc 4 giờ: Góc tạo bởi kim giờ và kim phút sẽ là : 4 . 30o = 120o

Lúc 6 giờ: Góc tạo bởi kim giờ và kim phút sẽ là: 6 . 30o = 180o

Trong ba góc đó có góc tạo bởi kim giờ và kim phút lúc 6 giờ là góc bẹt vì góc đó bằng 180o.

Bài 3: Trong các ví dụ sau, những ví dụ nào là ví dụ về góc bẹt, những ví dụ nào là ví dụ về góc vuông.

a. quyển vở mở ra

b. góc của viên gạch lát nền nhà

c. góc tạo thành bởi kim giờ và kim phút lúc 3 giờ đúng.

d. góc bảng

e. thước kẻ

ĐÁP ÁN

 - Những ví dụ về góc bẹt là: 

a. quyển vở mở ra

e. thước kẻ

- Những vi dụ về góc vuông là:

b. góc của viên gạch lát nền nhà

c. góc tạo thành bởi kim giờ và kim phút lúc 3 giờ đúng.

d. góc bảng

Bài viết trên đã tổng hợp kiến thức liên quan đến góc bẹt và đưa ra các dạng bài tập liên quan cùng với một số bài tập vận dụng kèm lời giải chi tiết. Hy vọng qua bài viết trên các bạn học sinh sẽ biết góc bẹt là gì, góc bẹt bao nhiêu độ và có thể áp dụng vào giải các bài tập ở lớp một cách dễ dàng và chính xác.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Liên Trịnh

Góc tù là gì? Góc tù bao nhiêu độ?
Cách vẽ góc cho biết số đo và các dạng bài tập cơ bản