Table of Contents
Phép trừ là một phép tính quá quen thuộc đối với mỗi người chúng ta. Tuy nhiên đối với những bạn học sinh mới làm quen với phép trừ thì hẳn vẫn còn những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến số bị trừ và số trừ. Bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn giải đáp những thắc mắc đó.
1. Số bị trừ là gì ?
Cho hai số tự nhiên
thì ta có phép trừ
Trong đó: (số bị trừ) - (số trừ) = (hiệu) với
Như vậy, số bị trừ là số đứng ở trước dấu trừ trong phép toán, số trừ là số đứng sau dấu trừ.
Ví dụ:
Ở đây, 15 là số bị trừ, 7 là số trừ và 8 là hiệu
2. Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
Ta có: số bị trừ - số trừ = hiệu
nên số bị trừ = hiệu + số trừ
Nghĩa là, nếu ta có a - b = c thì số bị trừ a = b + c
3. Điều kiện của số bị trừ để thực hiện phép trừ hai số tự nhiên
Điều kiện để thực hiện được phép trừ hai số tự nhiên là số bị trừ phải lớn hơn hoặc bằng số trừ.
Ví dụ:
Ở đây, số bị trừ 23 > số trừ 12
*Lưu ý: Trường hợp số bị trừ nhỏ hơn số trừ chúng ta sẽ được học ở các lớp trên. Ở đây, chúng ta chỉ xét phép trừ hai số tự nhiên.
4. Tính chất của số bị trừ và số trừ trong phép trừ hai số tự nhiên
Hiệu của hai số không đổi nếu ta thêm vào một số bị trừ và số trừ cùng một đơn vị.
Ví dụ:
5. Một số dạng bài tập cơ bản liên quan số bị trừ và số trừ
5.1. Dạng 1: Nhận biết số bị trừ, số trừ, hiệu
Phương pháp:
Dựa vào khái niệm phép trừ, số bị trừ, số trừ, hiệu
Ví dụ:
Ở phép tính này, số 25 là số bị trừ, số 7 là số trừ và 18 là hiệu
Bài tập luyện tập
Bài 1: Nhận biết số bị trừ, số trừ trong các phép toán dưới đây:
ĐÁP ÁN
a) Số bị trừ là 30, số trừ là 17
b) Số bị trừ là 125, số trừ là 90
c) số bị trừ là 85, số trừ là 73
d) Số bị trừ là 253, số trừ là 177
Bài 2: Nhận biết số bị trừ, số trừ trong các phép toán dưới đây:
a) x - 3 = 7
b) x - ( 120 - x) = 240
c) 150 - x = 6
d) 80 - x = 72
ĐÁP ÁN
a) Số bị trừ là x, số trừ là 3, hiệu là 7
b) Số bị trừ là x, số trừ là 120 - x , hiệu là 240
c) Số bị trừ là 150, số trừ là x, hiệu là 6
a) Số bị trừ là 80, số trừ là x, hiệu là 72
5.2. Dạng 2: Áp dụng tính chất của số bị trừ và số trừ các phép tính để tính nhanh
Phương pháp:
Áp dụng tính chất sau đây của phép trừ hai số tự nhiên:
Hiệu của hai số không đổi nếu ta thêm vào một số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị.
Ví dụ:
Bài tập luyện tập
Bài 1: Áp dụng tính chất của số bị trừ, số trừ trong phép tính trừ để tính nhanh:
a) 319 - 19
b) 437 - 198
c) 749 - 199
d) 632 - 597
ĐÁP ÁN
a) 319 - 19 = ( 319 + 1) - (19+1) = 320 - 20 = 300
b) 437 - 198 = ( 437 + 2) - (198+2) = 439 - 200 = 239
c) 749 - 199 = ( 749 + 1) - (199+1) = 750 - 200 = 550
d) 632 - 597 = ( 632+3) - (597+3) = 635 - 600 = 35
Bài 2: Áp dụng tính chất của số bị trừ, số trừ trong phép tính trừ để tính nhanh:
a) 239 - 101
b) 445 - 32
c) 194 - 12
d) 398 - 64
ĐÁP ÁN
a) 239 - 101 = ( 239-1 ) - ( 101-1) = 238 - 100 = 138
b) 445 - 205 = ( 445 -5 ) - ( 205 - 5 ) = 440 - 200 = 240
c) 394 - 299 = ( 394 + 1 ) - ( 299 + 1) = 395 - 300 = 95
d) 398 - 102 = ( 398 - 2 ) - ( 102 - 2 ) = 396 - 100 = 296
5.3. Dạng 3: Tìm số bị trừ và số chưa biết trong một đẳng thức
Phương pháp giải
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Ví dụ: Tìm
Ta có:
Bài tập luyện tập
Bài 1: Tìm số bị trừ x:
ĐÁP ÁN
a) x - 38 = 97
x = 38 + 97
x = 135
b) x - 535 = 63
x = 63 + 535
x = 598
c) x - 85 = 23
x = 23 + 85
x = 108
d) x - 146 = 147
x = 147 + 146
x = 293
Bài 2: Tìm x:
a) x - 35 = 65
b) x - 563 = 84
c) x + 97 = 146
d) 63 + x = 235
ĐÁP ÁN
a) x - 35 = 65
x = 65 + 35
x = 100
b) x - 563 = 84
x = 84 + 563
x = 647
c) x + 97 = 146
x = 146 - 97
x = 49
d) 63 + x = 235
x = 235 - 63
x = 172
5.4. Dạng 4: Bài toán có lời văn
Phương pháp giải: Áp dụng phép tính trừ để giải bài toán.
Ví dụ: Một người bán bánh mì dong, ngày thứ nhất bán được 260 cái bánh mì, ngày thứ 2 bán được 252 cái bánh mì. Biết ngày thứ 3 bán ít hơn ngày thứ nhất và ngày thứ 2 là 53 cái. Hỏi ngày thứ 3 người bán hàng rong bán được bao nhiêu cái bánh mì?
Phương án làm bài: Để tìm được số bánh mì mà người bán hàng dong bán được trong ngày thứ 3 thì ta phải tìm số bánh mì bán được trong hay ngày thứ nhất và thứ 2
ĐÁP ÁN
Số bánh mì bán được trong ngày thứ nhất và ngày thứ 2 là:
260 + 252 = 512 (cái)
Số bánh mì bán được trong ngày thứ 3 là:
512 - 53 = 459 ( cái)
6. Bài tập luyện tập về số bị trừ
Bài 1: Ngày hôm nay một cửa hàng bán được 274kg gạo và 85kg thịt. Ngày hôm qua cửa hàng đó bán được 292kg cả gạo và thịt. Hỏi ngày hôm nay cửa hàng đó bán được nhiều hơn hôm qua bao nhiêu kg cả gạo và thịt?
Phương án làm bài: Để tìm được ngày hôm nay cửa hàng đó bán được nhiều hơn hôm qua bao nhiêu kg cả gạo và thịt thì ta sẽ lấy tổng số kg gạo và thịt của ngày hôm nay bán được trừ đi tổng số kg gạo và thịt ngày hôm qua bán được.
ĐÁP ÁN
Số kg gạo và thịt mà ngày hôm nay cửa hàng đó bán được là:
Vậy số kg gạo và thịt ngày hôm nay bán được nhiều hơn hôm qua là:
Bài 2: Một đội thợ may phải may 9000 cái áo trong 3 ngày. Ngày thứ nhất đội may được 2310 cái áo. Ngày thứ hai đội thợ may may được ít hơn ngày thứ nhất 160 cái áo. Hỏi ngày thứ ba đội thợ may phải may bao nhiêu cái áo?
Phương án giải: Đầu tiên, chúng ta sẽ đi tìm số áo mà đội thợ may may được trong ngày thứ hai. Sau đó, để tính số áo thợ may may được trong ngày thứ ba, ta lấy tổng số áo phải may trừ đi số áo đã may được trong ngày thứ nhất và ngày thứ hai.
ĐÁP ÁN
Ngày thứ hai đội thợ may may được số áo là là:
Vậy ngày thứ ba đội thợ may phải may được số áo là:
Trên đây là phần lí thuyết cũng như các dạng bài tập và phương pháp giải của từng dạng về số bị trừ và số trừ để các em học sinh tham khảo. Để có thể làm tốt phần bài tập này thì các em cần luyện tập nhiều bài tập của các dạng bài. Hi vọng sau bài viết này các em sẽ tránh được những nhầm lẫn và sai sót khi làm bài.
Chịu trách nội dung: GV Nguyễn Thị Trang