Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 7»Nguyên tử - Nguyên tố hóa học – Sơ lược ...»Bài 4: Sơ Lược Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên...

Bài 4: Sơ Lược Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học

Lý thuyết bài sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học môn khoa học tự nhiên 7 bộ sách giáo khoa chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử

- Các nguyên tố hóa học có “cùng số lớp electron” trong nguyên tử được xếp thành “một hàng”

- Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau (có cùng số electron lớp ngoài cùng) được xếp thành “một cột”

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Cấu tạo của bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì, nhóm

a. Ô nguyên tố

Ô nguyên tố cho biết các thông tin cần thiết về 1 nguyên tố hóa học

+ Số hiệu nguyên tử

+ Kí hiệu nguyên tố hóa học

+ Tên nguyên tố

+ Khối lượng nguyên tử

b. Chu kì

Chu kì là tập hợp các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử theo hàng ngang

- Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm: 3 chu kì nhỏ (1,2,3) và 4 chu kì lớn (4,5,6,7)

- Trong mỗi chu kì các nguyên tố được xếp thành hàng tăng dần điện tích hạt nhân.

- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron

- Mỗi chu kì bắt đầu bằng nguyên tố có 1 electron lớp ngoài cùng, tiếp theo là nguyên tố có 2 electron lớp ngoài cùng và cứ thế kết thúc chu kì bằng 1 nguyên tố có 8 electron lớp ngoài cùng và tiếp tục một chu kì mới.

- Mỗi chu kì bắt đầu từ nhóm IA và kết thúc ở nhóm VIIIA

c. Nhóm

Nhóm là tập hợp các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau và được xếp thành cột, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân.

Các nhóm sắp xếp từ Nhóm IA => Nhóm VIIIA

 3. Các nguyên tố kim loại

- Hơn 80% các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là kim loại

- Bao gồm một số nguyên tố nhóm A và tất cả các nguyên tố nhóm B.

a. Nguyên tố kim loại nhóm A

Bao gồm: Từ nhóm IA => nhóm VIIIA

     + Nhóm IA: Kim loại “kiềm”

Ví dụ:

 bai-4-so-luoc-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-1

+ Nhóm IIA: Kim loại “kiềm thổ”

Ví dụ:

 bai-4-so-luoc-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-2

b. Nguyên tố kim loại nhóm B

- Phân bố vào 8 nhóm

- Mỗi nhóm tương ứng với 1 cột (trừ Nhóm IIIB có 3 cột)

 bai-4-so-luoc-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-3

- Ứng dụng của một số nguyên tố kim loại nhóm B

 bai-4-so-luoc-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-4

4. Các nguyên tố phi kim

Các nguyên tố phi kim bao gồm:

Nguyên tố Hydrogen nhóm IA

Một số nguyên tố nhóm IIIA và IVA

Hầu hết các nguyên tố nhóm VA, VIA và VIIA

bai-4-so-luoc-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-5

5. Các nguyên tố khí hiếm

Nằm ở nhóm cuối cùng trong bảng tuần hoàn (nhóm VIIIA)

Bao gồm: He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn, Og

bai-4-so-luoc-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-6


Biên Soạn: Trần Thị Thu

SĐT: 035 8453 916 ( bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 02866540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP3, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Trần Thị Thu

Bài 3: Nguyên Tố Hóa Học