Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Hiđrocacbon. Nhiên Liệu»Bài 35: Cấu Tạo Phân Tử Hợp Chất Hữu Cơ

Bài 35: Cấu Tạo Phân Tử Hợp Chất Hữu Cơ

Lý thuyết bài Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ môn Hoá học 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Đặc điểm phân tử hợp chất hữu cơ

1. Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử

Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị IV, hiđro có hoá trị I, oxi có hoá trị II.

- Nếu dùng mỗi nét gạch “–”  biểu diễn một đơn vị hoá trị của nguyên tố, ta có:       

Cacbon:                            Hiđro: H                          Oxi: ─ O ─

bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-1                        

- Nối liền từng cặp các nét gạch hoá trị của 2 nguyên tử liên kết với nhau để biểu diễn liên kết giữa chúng.

Ví dụ: Biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-2
CH4
bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-3
CH3Cl
bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-4
CH3OH

Vậy: Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu bằng một nét gạch nối giữa 2 nguyên tử.

2. Mạch cacbon

Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.

Ví dụ: Biểu diễn các liên kết trong các phân tử 

- C2H6: mỗi nguyên tử C liên kết với 3 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử C liên kết với nhau.  

 bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-5

Vậy, trong phân tử C2H6, nguyên tố C vẫn có hoá trị IV.

- C3H8 (tương tự C2H6)

bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-6

Có 3 loại mạch cacbon: 

- Mạch thẳng

bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-7

- Mạch nhánh

bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-8

- Mạch vòng

bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-9

3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Mỗi một hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.

Ví dụ: Cùng 1 công thức phân tử C2H6O có 2 chất khác nhau là rượu etylic (chất lỏng) và đimetyl ete (chất khí). 

bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-10
Trật tự liên kết trong phân tử 
rượu etylic
bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-11
Trật tự liên kết trong phân tử 
đimetyl ete

Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử của 2 chất có sự khác nhau do đó tạo ra 2 chất có tính chất khác nhau.

II. Công thức cấu tạo

Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo.

Ví dụ: 

- Metan có công thức cấu tạo

bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-12
Viết gọn: CH4

- Rượu etylic có công thức cấu tạo

bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-13
Viết gọn: CH3-CH2-OH

Bài tập luyện tập về cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ của trường Nguyễn Khuyến

1. Trắc nghiệm

Câu 1: Cho các công thức cấu tạo viết gọn sau:

(1) CH4   

(2) CH3 – OH    

(3) HO – CH3    

(4) CH3 – O – CH3 

(5) CH3 – Cl       

(6) CH3 – CH2 – Cl 

Những công thức cấu tạo biểu diễn cũng một chất:

  1. (1) và (5)    
  2. (2) và (3)       
  3. (4) và (6)        
  4. (4) và (6)

Câu 2: Công thức cấu tạo nào sau đây viết sai?

  1. CH3 – CH2 – CH2 – OH    
  2. CH3 – O – CH3
  3. CH2 – CH2 – CH3    
  4. CH3 – CH2 – Cl  

Câu 3: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử C2H6O là

  1. 1        
  2. 2           
  3. 3           
  4. 4

Câu 4: Hiđro cacbon có A có tỉ khối so với khí hiđro là 22. Công thức phân tử của A là

  1. C3H8    
  2. C3H6       
  3. C3H4       
  4. C3H2

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam nước. Biết phân tử khối của A 58 gam/mol. Công thức phân tử của A là

  1. C3H8           
  2. C4H8        
  3. C3H6        
  4. C4H10
ĐÁP ÁN
12345
BCBAD

  

2. Tự luận

Câu 1: Viết các công thức cấu tạo có thể có của C3H8O; C3H8Cl.

ĐÁP ÁN

 bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-15 

Câu 2: Sửa lại các công thức cấu tạo dưới đây cho đúng. Biết Cl và Br hoá trị I.

a) H – Br – CH3 – CH2 = CH3

b) CH3 – Cl – CH3

c) bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-14

d) CH2 = CH – CH3 – O 

ĐÁP ÁN

bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-16  

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,1 gam hợp chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam nước. Biết 0,1 mol X có khối lượng 4,2 gam.

a) Trong X chứa những nguyên tố nào?

b) Xác định công thức phân tử của X.

c) Viết các công thức cấu tạo có thể có của X.

ĐÁP ÁN

- Tính số mol CO2 (n = V: 22,4)  

-> Số mol C trong CO2:

- Tính số mol H2O (n = m: M) 

-> Số mol H trong nước:

- Tính khối lượng C và H


a) - Vì đốt cháy X chỉ thu được CO2 và nước nên trong X chứa C, H và có thể có O. Để biết trong X có oxi hay không ta tính tổng khối lượng C và H và so sánh với khối lượng X đã dùng để đốt cháy. 

+ Nếu khối lượng C và H bằng khối lượng X đã đốt thì trong X chỉ chứa C và H.

+ Nếu khối lượng C và H nhỏ hơn khối lượng X đã đốt thì trong X có chứa oxi

ãù

Vậy trong X chỉ chứa C và H.

b)

Gọi công thức của X: CxHy 

Số mol X đốt cháy: á

PTHH:

Tỉ lệ:    2        :                     :           2x         :       y

Đề       nCxHy = 0,05 ;   nCO2 = 0,15      ;      nH2O = 0,15    mol

Ta có tỉ lệ:

-> x = 3 và y = 6

X có công thức phân tử là C3H6

c) Công thức cấu tạo có thể có của X là:

bai-35-cau-tao-phan-tu-hop-chat-huu-co-17 


Giáo viên: Nguyễn Thuỵ Bảo Ngân

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 34: Khái Niệm Về Hợp Chất Hữu Cơ Và Hóa Học Hữu Cơ
Bài 36: Metan