Bắc Ninh có rất nhiều chùa, đền, tháp... nổi tiếng. Đây đều là những điểm đến lý tưởng của rất nhiều khách du lịch. Nếu bỏ lỡ một trong những địa điểm này thì thật đáng tiếc. Bài viết này VOH sẽ giới thiệu cho bạn một điểm đến nổi bật tại Bắc Giang – chùa Bút Tháp.
Đôi nét về chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp được người đời ca tụng là một trong các ngôi chùa cổ đẹp nhất tại Bắc Ninh và Việt Nam. Tuy đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, nguyên sơ vốn có. Đặc biệt, đây là ngôi chùa sở hữu pho tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.
Tổng quan khung cảnh chùa Bút Tháp
Lịch sử hình thành chùa Bút Tháp
Chùa được xây dựng vào thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Đây là công trình được đánh giá là có quy mô bề thế nhất so với những ngôi chùa khác cùng thời. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa đẹp hơn, bề thế hơn, nhưng vẫn mang lối kiến trúc sơ khai ban đầu.
Chùa Bút Tháp ở đâu?
Chùa nằm bên dòng sông Đuống nên thơ thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh với khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Đây là địa chỉ hành hương của phật tử bốn phương. Đặc biệt, ngôi chùa này còn là một địa điểm tâm linh đầy kì bí đối với du khách.
Nơi đây cách trung tâm Bắc Ninh khoảng 9km. Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo tuyến quốc lộ 38, rẽ phải ôm theo sông Đuống. Sau đó đi qua làng tranh Đông Hồ là đến nơi. Nhìn chung, đường đi rất thuận lợi, mọi người có thể kết hợp tham quan, ngắm cảnh.
Nét đẹp kiến trúc
Kiến trúc là một trong những điểm nhấn ấn tượng làm nên vẻ đẹp và sự huyền bí của ngôi chùa này. Khám phá không gian kiến trúc để biết những bí ẩn sau ngôi chùa cổ này ngay dưới đây.
Chùa Bút Tháp được xây dựng giữa đồng lúa mênh mông. Các công trình kiến trúc được sắp xếp cân xứng và có tính kết nối, chặt chẽ cao. Nhưng điều đặc biệt là chúng vẫn mang đến cảm giác rất tự nhiên, hài hòa. Đặc biệt, các kiến trúc của chùa quay theo hướng Nam. Theo các ghi chép lịch sử, đây là hướng của trí tuệ theo triết lý nhà Phật.
Chùa Bút tháp đại diện cho nét đẹp của một giai đoạn lịch sử
Trong chùa có hệ thống tượng Phật phong phú như các vị Bồ Tát, Hộ Pháp, La Hán... Ngoài ra, còn có hơn 70 pho tượng gỗ với biểu cảm sinh động. Nơi đây được đánh giá là khuôn mẫu Phật giáo ở Việt Nam.
Các công trình kiến trúc của chùa Bút Tháp đều được xây dựng hết sức khéo léo và tỉ mỉ. Hầu hết đều được làm bằng đá, gỗ, gạch, tạo nên sự hài hòa với thiên nhiên xung quanh. Nổi bật nhất là các kiến trúc như: tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, tháp Báo Thiên hay Cửu Phẩm Thiên Hoa.
Tượng phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp
Pho tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được đánh giá là một kiệt tác hàng đầu về nghệ thuật tạc tượng. Bên cạnh đó Cửu Phẩm Thiên Hoa được coi là một tác phẩm được chạm khắc tinh xảo nhất tại Việt Nam. Tháp Báo Thiên là biểu tượng của tài hoa ghép đá tinh xảo cùng nghệ thuật điêu khắc tỉ mỉ của người thợ Việt Nam xưa.
Kinh nghiệm đi chùa Bút Tháp
Khi đến tham quan chùa Bút Tháp, du khách nên mặc trang phục chỉnh chu, ngay ngắn. Không nên mặc đồ quá ngắn, quá hở hang. Sẽ ảnh hưởng đến sự trang nghiêm nơi cửa Phật. Đừng quên mang theo máy ảnh và điện thoại để có thể chụp được nhiều bức hình lưu giữ kỷ niệm.
Lễ hội chùa Bút Tháp thu hút đông đảo người tham gia
Thời điểm lý tưởng để đến chùa Bút Tháp là vào tháng 3 âm lịch. Vào thời điểm này, các lễ hội mang đậm tính chất truyền thống đều được diễn ra. Phần Lễ gồm có: Lễ cúng Phật, Lễ dâng hương, Lễ cúng Tổ,... Và phần Hội với các trò chơi như: cờ tướng, bóng bàn, chèo,... Lễ hội hàng năm đều thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương từ khắp mọi miền đất nước đến tham dự. Buổi lễ thường diễn ra vào ngày 23-24 trong tháng 3 âm lịch.
Chùa Bút Tháp là địa điểm mang đậm văn hóa Phật giáo có lịch sử hàng trăm năm còn sót lại của dân tộc. Sau khi tham quan xong, các bạn có thể đến quần thể chùa Bắc Giang như chùa Dâu, chùa Phật Tích,...
Nguồn ảnh: Internet