Nằm ở xã Bình An, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chùa Châu Thới được coi là thắng cảnh tâm linh đẹp nhất nơi đây. Chùa nằm ở độ cao 82m so với mực nước biển. Vẻ đẹp huyền ảo, ẩn sau những rặng cây, xung quanh có nhiều hồ nhân tạo trông rất huyền ảo kết hợp với lối công trình kiến trúc bậc thầy rất đáng để mọi người ghé thăm.
Sơ nét về chùa Châu Thới
Chùa Châu Thới là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch từ nhiều vùng khác nhau tới tham quan. Nơi đây không chỉ có lối kiến trúc độc đáo mà không gian cũng vô dùng đẹp và nên thơ. Điểm nhấn nổi bật nhất trong trang trí kiến trúc chùa là sự kết hợp của nhiều mảnh gốm sứ gắn kết tạo thành hình con rồng dài hơn cả trăm mét.
Lịch sử hình thành
Chùa Châu Thới được xây dựng vào khoảng năm 1612, đầu thế kỉ 17 do nhà sư Khánh Long dựng lên. Ban đầu đây chỉ là một thảo am nhỏ gọi là chùa Hội Sơn. Sau này đã đổi tên thành Chùa Châu Thới cho đến ngày nay.
Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 17
Có một có tư liệu để lại ghi chép là chùa được thành lập năm 1681. Nhưng dù được xây vào năm nào thì đây vẫn là ngôi chùa cổ nhất ở vùng Nam Bộ.
Chùa Châu Thới ở đâu?
Chùa Châu Thới cách TP. Hồ Chí Minh đi về hướng Đông Bắc khoảng 30km, chỉ mất khoảng 1h là bạn tới chùa. Từ trung tâm thành phố bạn đi dọc theo Trường Chinh đến Quốc lộ 1K, bạn đi tiếp tới Châu Thới là gần tới chùa ở xã Bình Thắng.
Từ cổng chùa dưới chân núi du khách có thể lựa chọn 1 trong 2 đường để lên chùa. Nếu đi bộ, bạn cần leo thang bộ 220 bậc. Vừa đi vừa ngắm ngắm cảnh vật xung quanh khá thú vị.
Cách thứ hai là di chuyển bằng xe máy đi thẳng lên núi. Nếu đi bằng xe bus bạn có thể đi xe 05. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đồ đạc bởi khi đi xe buýt sẽ rất dễ bị móc túi.
Chùa Châu Thới thuộc địa phận tỉnh Bình Dương
Nét đẹp kiến trúc
Ngay tại chân núi là hồ nước rộng, trong veo tô điểm thêm cho vẻ đẹp của chùa. Từ sân chùa, phóng tầm mắt xuống ta sẽ bắt gặp khung cảnh của thành phố Biên Hòa, dòng sông Đồng Nai uốn mình lững lờ trôi.
Chùa bao gồm quần thể: Chánh điện, nhà Tổ, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu và Ngũ Hành Nương Nương. Trên đỉnh mái có chín con rồng hướng ra nhiều phía, mặt tiền được ghép bằng gốm tạo thành hình tứ linh, thủ quyển, đức Phật đản sanh.
Ở đây du khách tham quan chiếc đại hồng chung được những nghệ nhân giỏi nhất vùng đúc vào năm 1988 hay bảo tháp 4 tầng với độ cao 24m tiếp tục được xây vào năm 1996. Những chiếc chung này có thiết kế tương tự như ở chùa Thiên Mụ.
Khách du lịch sẽ tận mắt chiêm ngưỡng pho tượng Phật, Quan Âm lớn đúc bằng cẩm thạch, đồng. Ngoài ra còn có ba pho tượng Phật bằng đá cổ, một tượng Quan Âm có tuổi đời hơn 100 được làm bằng gỗ mít.
Chùa có pho tượng Phật, Quan Âm tuyệt đẹp
Tuy đã trùng tu lại rất nhiều nhưng nét cổ kính của ngôi chùa vẫn còn nguyên, cảnh quan hài hòa trang nhã. Giữa không gian tĩnh mịch ấy có ẩm hưởng của tiếng chuông ngân vang khiến lòng người lâng lâng và giũ bỏ mọi muộn phiền.
Kinh nghiệm đi chùa Châu Thới
Nơi đây hội tụ linh khí trời đất nên những ngày mùng 1, ngày rằm hay lễ Tết người dân trong vùng cũng như du khách đến đây rất nhiều đểu thắp hương, cúng bái cầu bình an, may mắn. Chính vì thế nếu bạn không muốn chen chúc thì nên tránh những ngày như thế này.
Đặc biệt, chùa có nuôi những chú khỉ tinh nghịch. Trông chúng có vẻ hơi hung dữ nhưng thực chất rất vui vẻ và hiếu động. Bạn nên chuẩn bị một ít hoa quả để cho chúng nhé. Đây là nơi tâm linh và thiêng liêng khi đi chùa bạn nhớ ăn mặc tế nhị, nhã nhặn và kín đáo.
Núi Bửu Long là điểm tham quan hấp dẫn nằm gần chùa
Chùa Châu Thới thực sự là địa điểm du lịch thích hợp với những người đang lo lắng, buồn phiền về cuộc sống. Đến với nơi đây bạn sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Ngoài ra, gần chùa còn có nhiều địa danh hấp dẫn như: Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long.... bạn có thể ghé thăm trong chặng hành trình.
Nguồn ảnh: Internet