Xuyên suốt chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, đất nước ta có hàng ngàn danh lam thắng cảnh, trong đó những ngôi chùa được xây dựng với nền kiến trúc độc đáo và đa dạng, trở thành điểm lui tới của các tín đồ Phật giáo hành hương, cũng là nơi thu hút nhiều khách thập phương ghé thăm chiêm ngưỡng.
Ngoài những ngôi chùa lớn và đẹp Việt Nam hấp dẫn du khách, trên thế giới cũng còn có rất nhiều ngôi chùa thuộc Top lớn nhất nhì thế giới với những lối kiến trúc đẹp tuyệt mỹ khiến người nhìn như lạc vào thế giới bình yên. Bài viết này sẽ giới thiệu top 10 ngôi chùa lớn nhất thế giới mà bạn nên ghé thử một lần.
1. Ngôi chùa lớn nhất thế giới ở đâu?
Chùa Tam Chúc của Việt Nam vinh dự là ngôi chùa lớn nhất thế giới hiện nay khi có tổng diện tích lên khoảng 5000ha, trong đó phần cốt lõi là 4000ha với ngôi chùa Tam Chúc là điểm nhấn. Ngôi chùa tọa lạc trong khu du lịch Tam Chúc tại huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km về phía Nam.
Khu du lịch Tam Chúc gồm có 6 khu: trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn thiên nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang, trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động du lịch tại thị trấn Ba Sao.
Chùa Tam Chúc được xây dựng vào thời nhà Đinh. Tương truyền rằng, cái tên Tam Chúc bắt nguồn từ “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh” nói về 7 ngọn núi gần chùa Tam Chúc. Theo truyền thuyết, trên 7 đỉnh núi có 7 ngôi sao nên người dân nơi đây đã đốt củi để lấy 4 ngôi sao trên 7 đỉnh núi. Vì chỉ còn lại 3 ngôi sao nên ngôi chùa sau này được đổi tên thành chùa Ba Sao.
Chùa Tam Chúc hiện thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, hòa thượng Thích Thanh Tứ, thiền sư Đỗ Pháp Thuận… là các vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam.
2. Top những ngôi chùa lớn nhất thế giới
Bên cạnh chùa Tam Chúc, những ngôi chùa với diện tích khủng dưới đây cũng được xếp vào danh sách những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Không những có diện tích rộng lớn, những ngôi chùa này còn sở hữu thiết kế độc đáo và chứa đựng nhiều tư liệu Phật giáo quý giá mà nếu có cơ hội bạn hãy một lần ghé thăm chiêm ngưỡng.
2.1 Chùa Haeinsa - Hàn Quốc
Haeinsa là một trong bộ ba Tam bảo Phật pháp của Hàn Quốc, được xây dựng năm 802 trên núi Gaya, thuộc tỉnh Nam Gyeongsang, vơi tổng diện tích hơn 2000ha. Nhưng vào năm 1817, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi cả ngôi chùa, đến năm 1818 chùa được khởi công xây dựng lại và cho đến năm 1964 thì chùa hoàn thiện dáng vẻ cho đến ngày nay.
Điểm đặc biệt khiến cho chùa Haeinsa trở thành Di sản văn hóa thế giới năm 1995 là bởi vì nơi đây lưu trữ bộ kinh phật khắc gỗ Tripitaka Koreana, với 81.258 bản khắc gỗ dùng để in ấn các bản kinh Phật từ năm 1398. Đây được xem là bộ sách kinh Phật bằng chữ Hán đầy đủ và cổ kính nhất trên thế giới, mang ý nghĩa và giá trị lịch sử vô cùng to lớn.
2.2 Chùa Wat Arun - Thái Lan
Chùa Wat Arun (chùa Bình Minh) ở Thái Lan là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Đây cũng là ngôi chùa nổi tiếng và cổ kính nhất của xứ sở chùa Vàng.
Chùa Wat Arun được xây dựng vào năm 1768, cao hơn 70m bởi vua Taksin sau khi ông đánh đuổi quân Myanmar khỏi Ayutthaya. Đến thế kỷ 19, vua Rama III đã mở rộng quy mô và cải tạo ngôi chùa, ông dùng sứ và các mảnh kính để ốp bên ngoài khiến ngôi chùa trở nên cực kỳ lấp lánh, lung linh và bừng sáng khi có mặt trời chiếu vào.
Không những sở hữu lối kiến trúc đặc sắc, ngôi chùa còn tọa lạc ngay tại vị trí đắc địa khi nằm về phía bờ Tây của con sông Chao Phraya (Thonburi) khiến người nhìn từ xa sẽ thấy ngôi chùa vươn lên trên mặt nước. Tuy mang ý nghĩa là bình minh những khoảnh khắc chiều tà lúc mặt trời lặn lại là cảnh được ưa thích nhất tại chùa, thu hút rất nhiều du khách tham quan.
2.3 Chùa Jokhang - Tây Tạng
Chùa Jokhang (còn được gọi là chùa Đại Chiêu) nằm trong trung tâm phố cổ Lhasa, Barkhor. Chùa được xây vào năm 647 bởi vua Tùng Tán Cán Bố với tổng diện tích là 7,5ha. Người Tây Tạng xem chùa Jokhang là thánh địa linh thiêng nhất và là nơi tổ chức lễ hội chùa Đại Chiêu lớn nhất quốc gia thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Chùa Jokhang còn là di sản thế giới của UNESCO từ năm 2000.
Chùa có lối kiến trúc là sự pha trộn giữa các nền văn hóa Ấn Độ, Nepal và Trung Quốc thời Đường. Nơi đây còn lưu giữ pho tượng quý Minh Cửu Đa Cát Phật, tức Phật Thích Ca Mâu Ni Bát Tuế Đẳng Thân được đúc hoàn toàn từ 1,5 tấn bạc, cao khoảng 3m. Là một thánh địa Phật pháp lâu đời và linh thiêng nên chùa Jokhang luôn thu hút các tín đồ từ khắp nơi trên thế giới về hành hương và chiêm ngưỡng.
Xem thêm:
Top 10 đất nước có diện tích nhỏ nhất thế giới là những quốc gia nào?
10 cánh đồng hoa, vườn hoa đẹp nhất thế giới ai cũng nên đến thăm một lần
Top 13 loài rắn độc nhất thế giới ở trên cạn và dưới nước
2.4 Chùa Todaiji - Nhật Bản
Chùa Todaji là một quần thể chùa được xây từ năm 743 và hoàn thành năm 751. Trong thời gian này, Nhật Bản phải hứng chịu rất nhiều thiên tai nên vua Shomu đã quyết định xây dựng chùa và kêu gọi người dân đóng góp để hoàn thiện một pho tượng Phật nhằm mục đích trấn quốc. Có hơn 2.600.000 người đã góp công tạo nên pho tượng Phật bằng đồng vĩ đại.
Chùa Todaiji được xem là công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới và được UNESCO công nhận là “Quần thể đài tưởng niệm mang tính lịch sử của thời Nara”. Chùa sở hữu nhiều bảo vật được xếp loại di sản quốc gia, nhưng đặc biệt hơn hết là hai pho tượng hộ pháp tồn tại hơn 800 năm được ghép từ 3115 miếng gỗ cao gần 8 mét.
Sau khi bị chiến tranh và thiên tai tàn phá cũng như sau nhiều lần tu sửa, diện tích chùa Todaiji hiện chỉ còn bằng ⅔ so với chùa Todaiji nguyên thủy. Hiện khu chùa này rộng 50m, dài 57 và cao 48m. Chùa Todaiji cũng được đánh giá là ngôi chùa bằng gỗ cao nhất thế giới.
2.5 Chùa Mahabodhi - Ấn Độ
Đền Mahabodhi (chùa Đại Giác Ngộ) được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 TCN tại trung tâm tiểu bang Bihar, Ấn Độ. Đây được xem là ngôi đền được xây bằng gạch đầu tiên còn sót lại của Ấn Độ và nó có tác động lớn đến sự phát triển của các công trình kiến trúc sau này. Đền Mahabodhi được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 2002 với tổng diện tích là 4,86ha.
Tại đây lưu giữ tượng Phật Thích Ca mạ bằng vàng thật cao 2m và cây bồ đề 146 tuổi cao 52m. Tương truyền rằng cây bồ đề này chính là nơi mà Đức Phật từng ngồi thiền định nên đã thu hút rất nhiều khách tham quan cũng như các tín đồ Phật giáo trên thế giới đến đây để tận mắt nhìn thấy cây bồ đề.
2.6 Chùa Shwedagon - Myanmar
Chùa Shwedagon được xây dựng từ thế kỷ thứ 6 trên đồi Singuttara, thành phố Yangon với tổng diện tích là 46,3ha, chiều cao lên đến 105m . Đây được xem là niềm tự hào của người dân Myanmar nên chính phủ nước này không cho bất kì một công trình kiến trúc nào có chiều cao vượt quá ngôi chùa này.
Khi đến với chùa, bạn chắc chắn sẽ choáng ngợp với thiết kế được trang trí bởi hơn 90 tấn vàng và hơn 5000 viên kim cương cùng khoảng 1.300 viên đá quý, đặc biệt là viên kim cương 76 carat trên đỉnh tòa tháp. Bên cạnh sự nguy nga tráng lệ thì chùa Shwedagon còn là nơi lưu giữ bốn báu vật của Phật giáo là: Cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn; Dụng cụ lọc nước của Phật Câu Na Hàm; Mảnh áo của Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới, cũng như Top những ngôi chùa lớn trên thế giới khác mà những tín đồ Phật giáo hoặc những bạn có niềm yêu thích với thế giới tâm linh nên ghé thử một lần. Đến đây bạn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của chùa mà còn trải nghiệm những giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc của các quốc gia.
Sưu tầm - Nguồn ảnh: Internet