Tiêu điểm: Nhân Humanity

Luyện siêu trí tuệ cho trẻ dưới 6 tuổi? Tại sao không?

(VOH) - Hiện nay có nhiều phương pháp giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi, giúp bé phát triển toàn diện hơn. Hãy cùng tìm hiểu 3 kỹ năng giáo dục trẻ dưới đây để xem có phù hợp với cả bạn và trẻ không nhé.

3 kỹ năng giáo dục mà chúng tôi muốn chia sẻ ở đây bao gồm: Giáo dục qua thị giác, giáo dục qua thính giác và giáo dục qua hành vi. Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ qua thị giác là sử dụng hình ảnh trực quan, sinh động cho trẻ quan sát, qua thính giác nghĩa là giúp trẻ nghe những âm thanh vui tươi, cuốn hút và giáo dục qua hành vi có ảnh hưởng nhiều nhất đến bé, đó chính là những hành động của cha mẹ thường làm và cho con trẻ của mình bắt chước theo những hành động đó.

Phát triển các kỹ năng giáo dục sớm cho trẻ dựa trên các cấp độ phát triển trí tuệ

Trước khi tìm hiểu về một số kỹ năng đó, chúng ta cần phải hiểu cơ bản về trí tuệ của một con người, thông thường được chia làm 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Hiểu biết về sự vật từ những mức độ đơn giản đến phức tạp, có chữ (ngôn ngữ), có kỹ năng sống cần thiết, và kỹ năng lao động.

voh.com.vn-luyen-sieu-tri-tue-cho-tre-duoi-6-tuoi-anh1

  • Cấp độ 2: Nhận biết được mối liên hệ của con người trong toàn xã hội. Những mối liên hệ mật thiết của sự vật thế giới quan xung quanh (đồ dùng, dụng cụ học tập,…). Từ đó con người sẽ tự nhận thức một cách chủ quan được thành trí tuệ của cá nhân, kết quả lao động, sự sáng tạo, phát triển của cuộc sống, của toàn xã hội.
  • Cấp độ 3: Đây là cấp độ cao nhất của trí tuệ, đó chính là khả năng thấu hiểu giá trị con người, giá trị của vạn vật, biến những hiểu biết của mình thành trí thức. Đồng thời biết kết hợp hài hòa của cả cảm xúc và trí tuệ trong một sự sáng tạo nhất định. Con người có thể sáng tạo ra khoa học – kỹ thuật, tạo ra ý nghĩa thực của sự vật trong đời sống của con người, giúp đời sống đạt tới sự chân thiện mỹ.

voh.com.vn-luyen-sieu-tri-tue-cho-tre-duoi-6-tuoi-anh2

Căn cứ dựa trên 3 cấp độ cơ bản trên cùng các giai đoạn phát triển của não bộ con người, chúng ta có thể xây dựng hệ thống giáo dục cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

Ba cấp độ trí tuệ trên không thể tách rời nhau, việc dạy trẻ cần chứa cả ba cấp độ trên từ đơn giản đến phức tạp. Từ đó các nhà tâm lý học và chuyên gia giáo dục đã đưa ra 3 kỹ năng giáo dục phát triển trí thông mình cho con giúp cha mẹ có thể vận dụng một cách dễ dàng nhất.

3 kỹ năng giáo dục sớm giúp bé luyện siêu trí tuệ trong giai đầu đời

  • Kỹ năng giáo dục sớm qua thị giác

Các bậc phụ huynh nên dùng hình ảnh trực quan sinh động nhất để cho trẻ quan sát một cách tự nhiên nhất. Cha mẹ có thể dán những bức tranh đẹp, ấn tượng với các chủ đề khác nhau như: thiên nhiên, động vật, thiên thần,… để thu hút sự chú ý của trẻ.

  • Kỹ năng giáo dục sớm qua thính giác

Hãy chọn lọc những âm thanh phù hợp, có tính giáo dục, giọng điệu nhẹ nhàng với trẻ, có thể cho trẻ nghe những câu truyện cổ tích, những bản nhạc dịu dàng, những bài hát ru hoặc những bài nhạc vui nhộn, dí dỏm…

voh.com.vn-luyen-sieu-tri-tue-cho-tre-duoi-6-tuoi-anh3

  • Kỹ năng giáo dục sớm qua hành vi

Việc trẻ giỏi nhất trong giai đoạn phát triển đó chính là bắt chước hành động của người lớn. Do đó, các bậc phụ huynh hãy tập cho bé những cử động chân tay đơn giản đến phức tạp có ý nghĩa, những hoạt động như múa, nhảy đơn giản.

Kỹ năng này đỏi hỏi cần có sự phối kết hợp chặt chẽ cả hai kỹ năng giáo dục qua thị giác và thính giác. Đòi hỏi cha mẹ cần thực hiện một cách khéo léo nhất trong cách dạy và rèn luyện cho trẻ.

Trên đây là 3 kỹ năng giáo dục sớm cho trẻ  hữu hiệu nhất trong giai đoạn đầu đời mà các bậc cha mẹ cần tìm hiểu để định hướng giáo dục đúng đắn nhất  cho con cái của mình.

Theo Giáo sư Gia Hiền: “Giáo dục cho trẻ hiểu không khó bằng giáo dục cho trẻ làm được việc theo yêu cầu đặt ra. Vì vậy, không nên khen khi trẻ tỏ ra hiểu (nói) mà chỉ khen khi trẻ làm và làm được việc”. Đây là lời khuyên bổ ích của chuyên gia chia sẻ trong cách giáo dục trẻ, các bậc phụ huynh nên tham khảo để lựa chọn một phương pháp cũng như kỹ năng giáo dục sớm cho trẻ phù hợp nhất.

Bình luận