Các nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu Bảo tàng Victoria đã lên đường hôm 30/9 và dành 35 ngày để khám phá sự sống dưới đáy đại dương, với độ sâu cách mặt nước biển từ 60m đến 5.500m gần hòn đảo Christmas và quần đảo Cocos của Australia.
Cuộc khảo sát được sự hỗ trợ của tàu RV Investigator do Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) điều hành.
Trong chuyến thám hiểu này, các nhà khoa học đã có phát hiện đáng kinh ngạc về những loài sinh vật biển sâu kỳ dị nhất hành tinh. Nhóm nghiên cứu cho biết, có khoảng 1/3 số sinh vật biển được tìm thấy trong chuyến thám hiểm này có thể chưa từng được mô tả.
Dưới đây là danh sách 10 sinh vật biển sâu quái dị nhất được tìm thấy dưới đáy đại dương gần đảo Christmas cũng như quần đảo Cocos.
1. Cá thuộc họ Ophidiinae
Sinh vật đầu tiên là một loại sinh vật hoàn toàn mới, trông như “bóng ma biển sâu”. Đây có thể là một loại cá thuộc họ Ophidiinae, có hình dáng bên ngoài khá lỏng lẻo, lớp da nhão và đôi mắt trông giống như bị mù.
2. Cá chình
Cá chình thuộc họ Congridae cũng được phát hiện trong chuyến thám hiểm. Loại cá chình này có khuôn mặt và hàm răng đáng sợ, tuy nhiên chúng lại khá lành. Thức ăn của loài cá chình biển thường là những loài cá nhỏ và loài giáp giáp xác.
3. Cá dơi biển sâu
Trái ngược với hình thù quái dị của cá chình, cá dơi biển là một trong những loài sinh biển sâu đáng yêu được các nhà khoa học tìm thấy. Đây là loài sinh vật có hình dáng khá thú vị, thân dẹt tựa như một con cá bơn và có cái đầu nhô lên ngộ nghĩnh. Thức ăn của loài cá dơi chủ yếu là các loại cá, động vật giáp xác, giun nhiều tơ và sâu biển.
4. San hô Zoanthid
San hô Zoanthid là một loại san hô có xu hướng kết hợp với cát, động vật hoặc các mảnh vật liệu khác nằm xung quanh để tạo thành một cấu trúc nào đó. Loại sinh vật biển sâu này là loài động ăn thịt và bắt mồi bằng xúc tu.
5. Cá rồng biển
Cá rồng biển hay còn gọi là cá bìm bịp, một loài cá biển sâu thuộc chi Malacosteus. Chúng sở hữu đôi mắt to cùng những chiếc răng nanh dài, da của chúng thường trơn láng như của loài lươn. Cá rồng biển săn mồi hoặc giao tiếp với đồng loại bằng cách phát quang sinh học.
Xem thêm:
Con gì to nhất thế giới ở trên cạn và dưới nước hiện nay?
Đại dương và biển rộng lớn nhất trên thế giới hiện nay nằm ở đâu?
Top 11 hồ tự nhiên và nhân tạo lớn nhất thế giới
6. Cá thằn lằn vây cao
Cá thằn lằn vây cao (Bathysaurus mollis) có thể phát triển chiều dài khoảng 60cm, thường sống ở độ sâu 1.500 - 2.400m dưới mặt nước nên con người hiếm khi bắt gặp. Để tối đa hóa khả năng sinh sản, cá thằn lằn đã tiến hóa thành lưỡng tính. Sở hữu cả cơ quan sinh dục đực và cái, cá thằn lằn vây cao có thể ghép đôi với bất kỳ thành viên nào cùng loài bơi ngang qua.
7. Cá nhện Bathypterois guentheri
Cá nhện Bathypterois guentheri có màu sẫm, vảy đen và có viền rõ rệt, một chiếc vây dài trên cơ thể phía trên gốc bụng và chiếc vây thứ hai xung quanh cuống đuôi. Đầu cá có màu xanh đen ở dưới, nhạt ở trên, các vây có màu đen, trừ vây đuôi có màu trắng hoặc trong suốt ở phía xa.
Cá nhện Bathypterois guentheri thường thích sử dụng những tia vây kéo dài ở đuôi và hai vây bụng để đứng dưới đáy biển.
8. Cá răn lòi
Cá răng lòi hay cá rồng Sloane (Chauliodus sloani) là một loài cá rắn Viper có thể phát quang sinh học ở mặt dưới. Phần vây trên của chúng là “vũ khí” lợi hại để thu hút con mồi.
9. Cá dẹt
Cá dẹt thuộc bộ Cá bơn (Pleuronectiformes). Hình dáng bên ngoài của loài cá này rất đặc biệt bởi chúng có cả hai mắt ở một bên, cho phép nằm ngụy trang dưới đáy biển.
10. Cá thuộc họ Synophobranchus
Một loài cá mới chưa được xác định thuộc họ Cá chình họng xẻ (Synophobranchus). Các loài các trong họ này thường có chiều dài khoảng 23cm đến 160cm, sống ở vùng nước có độ sâu tới khoảng 3.700m.