Chờ...

Ăn thịt hủy hoại môi trường như thế nào?

Thực phẩm là thành phần ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng chỉ số dấu chân sinh thái, và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật là “thủ phạm” chính gây ra vấn đề này.

Môi trường sống trên trái đất đang bị đe dọa bởi lượng khí thải CO2 có trong khí quyển. Đây là nguyên nhân chính làm thay đổi khí hậu toàn cầu, và lượng khí thải này đang tiếp tục tăng lên so với mức khí thải được ghi nhận cách đây hàng triệu năm. Những nơi chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt được xem là nơi có trữ lượng lớn khí CO2 và các khí nhà kính khác. Theo một báo cáo, bảy trong số mười năm nóng nhất trong lịch sử quan trắc đã diễn ra trong một thập kỷ qua.

Tháng 8 vừa qua, Ủy ban Quốc tế về Biến đổi Khí hậu đã đưa ra một cảnh báo về ảnh hưởng của nền nông nghiệp và hoạt động con người đến đất đai -  “bồn chứa” khổng lồ trong việc giảm khí CO2 cùng với các khu rừng và đại dương. Tuy nhiên những mảnh đất này đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc phá rừng, suy thoái đất và các hoạt động nông nghiệp.

Vậy làm sao để giảm tác động của dấu chân sinh thái? Ăn chay được xem là cách tốt nhất để giảm thiểu lượng CO2 thải ra ngoài môi trường, tốt hơn cả việc chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và ít di chuyển bằng máy bay hơn để tiết kiệm nhiên liệu. Sau đây là lý do tại sao con người nên ăn rau xanh để cứu lấy hành tinh này.

Con người tiêu thụ quá nhiều thịt

Theo số liệu thống kê gần nhất, có khoảng 540,000 người ăn chay, chiếm 0,82% tổng dân số nước Anh vào năm 2016. Cơ quan bỏ phiếu YouGov cho biết hơn 14% người dân khác ăn uống theo chế độ nửa chay nửa mặn, tức là họ chỉ hạn chế ăn thịt chứ không loại bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn.

Mặc dù vậy, Cục Khảo sát Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống Quốc gia với sự hỗ trợ của chính phủ đã tiến hành điều tra về thói quen ăn uống của người Anh. Kết quả cho thấy tổng trung bình lượng thịt tiêu thụ từ năm 2008 - 2017 không có sự thay đổi đáng kể. Trong khi thịt đỏ và thịt đã qua chế biến giảm nhẹ trong khẩu phần ăn của nam thanh thiếu niên thì việc tiêu thụ thịt vẫn giữ ở mức bình thường.  

Một báo cáo của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp đã chỉ ra lượng thịt người Anh tiêu thụ. Một người trung bình ở Anh ăn khoảng 929 gram thịt mỗi tuần và 146 gram cá. Gần ¼ lượng thịt được làm từ thịt gia cầm, theo sau đó là thịt bò và bê. Họ ăn khoảng 102 gram thịt bò mỗi tuần, chưa kể đến thịt bò và bữa ăn chế biến sẵn. Tuy nhiên, theo Ủy ban phát triển Nông nghiệp và Làm vườn, số lượng thịt tiêu thụ của người Anh vào năm 2016 là 79kg (tương đương 1,5kg mỗi tuần).

voh.com.vn-an-chay-va-moi-truong-anh-1

Thịt là nguồn thực phẩm chính của con người (nguồn: Internet)

Mặc dù đã cắt giảm lượng thịt nạp vào cơ thể, chúng ta vẫn đang ăn quá nhiều thịt. Năm 2014, lượng thịt tiêu thụ toàn cầu trung bình chỉ khoảng 43kg cho một người; đối với các nước Nigeria, Tanzania và Ethiopia, con số này là 10kg thịt/người. Ngoài thịt, chúng ta còn tiêu thụ thêm một lượng lớn các sản phẩm từ động vật. .Trung bình bữa ăn của người Anh trong một tuần tiêu tốn khoảng 1,8kg sữa và kem, 112g pho mát và 42g bơ.  

Tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật làm gia tăng đáng kể dấu chân sinh thái

Việc ăn thịt, đặc biệt là thịt bò có tác động cực kỳ sâu sắc tới trái đất. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science cho thấy, trong 40,000 nông trại ở 119 nước, gia súc chỉ cung cấp 18% lượng calories con người hấp thụ, nhưng đất sử dụng cho chăn nuôi lại chiếm đến 83% đất nông nghiệp. Việc chăn nuôi và cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường hơn so với việc nuôi trồng cây nông nghiệp. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết hơn 33% đất trồng được sử dụng để trồng thức ăn cho gia súc.

voh.com.vn-an-chay-va-moi-truong-anh-2

Sự thay đổi đáng kể trong việc sử dụng đất trồng, lượng CO2 thải ra và phân bón cần dùng giữa động vật và thực vật (nguồn: Internet)

Rất khó để tìm ra giải pháp cho lượng khí thải nhà kính từ ngành công nghiệp chế biến thịt bởi vì sự thay đổi tác động của môi trường phụ thuộc vào phương pháp chăn nuôi gia súc. Một ví dụ điển hình là nuôi bò ăn cỏ tốn gấp 15, 20 lần diện tích đất và thải ra nhiều khí thải hơn chăn nuôi gia súc công nghiệp.

Nếu ước tính được chế độ ăn uống của người Anh, chúng ta có thể hiểu được sự nguy hại của sản phẩm từ động vật đối với môi trường. Với mỗi gram chất đạm (protein), hoạt động chế biến thịt bò thải ra 221,6g khí CO2e (từ chỉ chung các khí thải nhà kính, bao gồm metan và N2O). 

voh.com.vn-an-chay-va-moi-truong-anh-3

Khí mêtan - khí thải độc hại hơn CO2 bị thải ra mỗi năm với số lượng lớn (nguồn: Nasa)

Chỉ cần nhân số dấu chân Carbon có trong thịt bò với lượng tiêu thụ trung bình hàng tuần, chúng ta biết được rằng thói quen ăn thịt bò của mỗi người Anh sản sinh 6kg CO2e mỗi tuần. Đây chỉ là con số nhỏ và chưa kể đến thịt bò chế biến sẵn. Theo một vài tính toán, 100g thịt bò thải ra nhiều nhất 25kg hoặc ít nhất 5kg CO2e.

Thịt bò hay thịt cừu là tác nhân lớn nhất ảnh hưởng đến chỉ số dấu chân sinh thái trong số các sản phẩm từ động vật. Tiếp đến là thịt heo với 36g CO2e có trong 1g chất đạm, bằng 16% so với lượng khí thải của thịt bò. Theo sau là sữa với 35g, gia cầm 32g và trứng với 24g CO2e. Chung quy lại,người Anh thải ra khoảng 21,2kg CO2 hàng tuần từ việc ăn thịt, không bao gồm cá. Sau một năm lượng khí này sẽ tăng lên 1,1 tấn CO2e, nhiều hơn lượng khí mà chuyến bay một chiều London - New York thải ra, và tương đương với chuyến đi 2,600 dặm trên một chiếc ô tô chạy bằng xăng dầu.

Không chỉ lượng khí thải CO2

Chăn nuôi gia súc không những tạo ra khí nhà kính mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Theo Viện giáo dục tài nguyên Nước, 1kg thịt bò cần tới 15,400 lít nước để sản xuất. Lượng thức ăn cần để chăn gia súc quá lớn là nguyên nhân chính dẫn tới việc sử dụng ⅓ lượng nước sạch trên thế giới vào ngành công nghiệp này.

Khoảng 8,763 lít nước được dùng cho mỗi 1kg thịt cừu, lượng nước sử dụng cho lợn và gà vào khoảng 6000 và 4300 lít.  Rau xanh chỉ tốn 300 lít cho việc tưới tiêu, và các loại cây ngũ cốc tốn khoảng 1,600 lít. Nước bị ô nhiễm từ chất thải động vật và phân bón cũng làm nghẽn các hồ nước chứa oxy, khiến cá bị nhiễm độc và làm suy thoái nguồn cấp nước.

Chăn thả gia súc là thủ phạm chính gây ra nạn phá rừng. Theo FAO, vào những năm 1990, 94,000 ki lô mét vuông rừng đã bị phá hủy để phục vụ ngành nông nghiệp. Vô số vụ cháy đã hủy hoại khu rừng nhiệt đới Amazon trong năm vừa qua, mà nguyên nhân chính là do những người nông dân chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc.

Lượng khí thải của sản phẩm động vật so với những sản phẩm khác

Nếu muốn chuyển từ thịt sang các sản phẩm khác, chúng ta cần một nguồn cung cấp calories tương tự, ví dụ như rau củ, hạt, ngũ cốc. Các cây họ đậu như đậu lăng và đậu hà lan chỉ sản sinh ra 0,58g CO2e trong mỗi gam chất đạm, tương đương với với 0,26% lượng khí thải có trong thịt bò. 100 gram chất đạm đậu phụ thải ra khoảng 1 - 4kg CO2e. 

voh.com.vn-an-chay-va-moi-truong-anh-4

Không chỉ dồi dào dinh dưỡng, những loại hạt đậu này còn rất thân thiện với môi trường (nguồn: Internet)

Thực phẩm

Lượng CO2e sản sinh khi sản xuất 100g (đơn vị : kg)

Lượng nước để sản xuất ra 100g (Đơn vị : lít)

Thịt bò

5 - 25

1540

Thịt cừu

-

876

Thịt heo

3,6

600

Thịt gà

3,2

400

Sữa

3,5

-

Trứng

2,4

-

Ngũ cốc (nói chung)

-

160

Rau xanh (nói chung)

-

30

Đạm đậu cô ve

0,058

-

Đạm đậu phụ

1- 4 

-

Tuy cùng mức  tiêu thụ nhưng khối lượng CO2e thải ra ở các thực phẩm là khác nhau

Tuy nhiên tất cả chỉ là con số tương đối. Thịt gà thải ra nhiều khí CO2e hơn thịt heo, ít gây ảnh hưởng đến môi trường hơn thịt cừu và thịt bò. Nếu không thể loại bỏ hoàn toàn thịt động vật, việc chuyển qua ăn những động vật như thịt gà, thịt heo cũng sẽ góp ích trong việc làm giảm chỉ số dấu chân sinh thái có hại đến môi trường.

Áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thôngThủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 16/2019/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.
Trung Quốc nói kế hoạch khí thải của Liên Hợp Quốc thổi bay nỗ lực của ngành công nghiệp hàng không:  Trung Quốc vừa cáo buộc một thỏa thuận mang tính bước của Liên Hợp Quốc về định mức khí thải từ các chuyến bay quốc tế sẽ kềm hãm ngành công nghiệp hàng không.