Chờ...

Trung Quốc nói kế hoạch khí thải của Liên Hợp Quốc thổi bay nỗ lực của ngành công nghiệp hàng không

(VOH) – Trung Quốc vừa cáo buộc một thỏa thuận mang tính bước của Liên Hợp Quốc về định mức khí thải từ các chuyến bay quốc tế sẽ kềm hãm ngành công nghiệp hàng không.

Nhận định này của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp hàng không mong muốn xoa dịu phong trào quốc tế chống biến đổi khí hậu đang phát triển với mong muốn hạn chế tác động của du lịch hàng không đối với môi trường.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters/Al Jazeera

Trong một bài báo đăng trước khi cơ quan phụ trách hàng không Liên Hợp Quốc họp ngày 24/9, Trung Quốc đã về chung phía với Nga khi tranh luận về dự thảo thỏa thuận này, cho rằng nó sẽ kềm hãm một cách không công bằng các quốc gia mới nổi và đang phát triển vì sẽ làm cho các chi phí tăng lên. Trung Quốc trước đó là một trong số các quốc gia ủng hộ kế hoạch năm 2016 của Liên Hợp Quốc.

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), thường có hội nghị ba năm một lần tại Montreal, đã đưa ra sáng kiến lớn về một thỏa thuận khí thải hàng không trong lần họp cuối cùng vào năm 2016, tuy nhiên các nhà lãnh đạo hàng không đang chịu áp lực phải có hành động nhiều hơn sau khi lượng khí thải carbon đạt mức cao kỷ lục cuối cùng năm.

Các chuyến bay thương mại chiếm khoảng 2,5% lượng khí thải carbon toàn cầu, và tỷ lệ phát thải của nó dự kiến sẽ tăng lên khi du lịch hàng không trở nên dễ tiếp cận hơn đối với nhiều du khách.

Kế hoạch ICAO, được gọi là Kế hoạch bù đắp và giảm thiểu carbon cho hàng không quốc tế (CORSIA) là một kế hoạch trung hạn để giúp các hãng hàng không tránh thêm vào lượng khí thải ròng từ năm 2020.

Trung Quốc là quốc gia có hệ thống hàng không phát triển nhanh nhất thế giới và việc tham gia vào giai đoạn đầu tiên của CORSIA từ năm 2021 được coi là rất quan trọng cho thỏa thuận này.

Bài báo nói rằng phương pháp một tiêu chuẩn cho tất cả của CORSIA là một sự đảo ngược của luật lệ, vì các quốc gia khác nhau về tiến trình phát triển cũng như có trách nhiệm và khả năng ứng phó khác nhau.

Sự vắng mặt của Trung Quốc trong thỏa thuận này có thể ngăn cản các nước khác tham gia. Mỹ, là nước đã rời khỏi hiệp ước về khí thải Paris năm 2017, cho biết họ ủng hộ CORSIA. Và Trung Quốc đã cùng Mỹ và EU vào năm 2016 cùng thể hiện sử ủng hộ dành cho thỏa thuận này nhưng năm ngoái lại công khai từ chối cam kết thực hiện giai đoạn thử nghiệm.

Theo nguồn tin riêng, Trung Quốc được cho là đang đi các bước chuẩn bị cho phép họ thực hiện hiệp ước biến đổi khí hậu, trong đó đòi hỏi hầu hết các hãng hàng không phải hạn chế lượng khí thải hoặc bù đắp cho việc chi phí các hãng này tăng khi tuân thủ hiệp ước bằng cách mua tín dụng từ các dự án môi trường.

Mặc dù Trung Quốc là một nguồn phát thải chính hiện nay, nhưng mức tăng trưởng tương đối gần đây của nó cho thấy tỷ lệ phát thải tích lũy của nó chỉ đứng sau Mỹ hoặc Châu Âu.

ICAO không có quyền hạn áp đặt các quy tắc, nhưng có thể đặt ra các tiêu chuẩn cho 193 quốc gia thành viên.