Cách mạng đồ ăn: 'Côn trùng là thực phẩm của tương lai'

Con người sinh ra với nỗi sợ những loài côn trùng bé nhỏ và cảm thấy chúng ghê tởm. Làm thế nào có thể xóa bỏ nỗi ám ảnh và thay đổi tư duy của con người về côn trùng thực sự là thách thức lớn.

Các nhà khoa học nghiên cứu về côn trùng đang tìm phương pháp biến chúng thành những món ngon. 

voh.com.vn-con-trung-giau-protein-anh-1Một sinh viên ẩm thực đang chuẩn bị bữa ăn làm từ sâu sữa tại trường đào tạo đầu bếp Rijn Ijssel, ở Wageningen, Hà Lan

‘Entomophagy’ (ăn côn trùng) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và La-tinh, ‘entomon’ có nghĩa là ‘côn trùng’ và ‘phagus’ nghĩa là ‘ăn’.

Năm 2013, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc đưa ra báo cáo về sự cần thiết của việc thay đổi nguồn protein truyền thống (từ thịt, cá, trứng, sữa…) sang lấy từ côn trùng, giúp hỗ trợ tương lai bền vững của nguồn thực phẩm. Báo cáo dẫn đến sự bùng nổ những nỗ lực chế biến sâu bột (mealworm) thành món ăn.

Các diễn giả tại hội nghị “Eating Insects Athens” năm 2018 ở Georgia đã công bố nhiều bài luận và chúng được đăng tải ở số đặc biệt trong“Biên niên sử của Hiệp hội côn trùng học Hoa Kỳ”. Quyển sách đề cập đến những nhà nghiên cứu côn trùng và suy nghĩ của họ trước việc tận dụng côn trùng làm thức ăn.

Một số điểm nổi bật của quyển sách:

Ý kiến của Christopher Columbus về ý tưởng “ăn côn trùng”

voh.com.vn-con-trung-giau-protein-anh-2Tượng Christopher Columbus - người khám phá ra châu Mỹ

Trong khi Aristotle và Pliny the Elder đều có vẻ say mê với ý kiến tận dụng côn trùng làm thực phẩm, Christopher Columbus lại quy việc ăn côn trùng của cư dân bản địa ở “Tân Thế giới” là man rợ. (“Tân Thế giới” ở đây chỉ Châu Mỹ, Columbus là người châu Âu đầu tiên khám phá lục địa này).

Khi Christopher Columbus trở về từ châu Mỹ, ông và các thành viên trong đoàn thám hiểm của mình đã lấy việc ăn côn trùng của cư dân bản địa làm ví dụ về sự man rợ. Julie Lesnik, nhà nhân chủng học tại Đại học Wayne và là tác giả của quyển “Côn trùng là loài ăn được và sự tiến hóa của loài người”, cho rằng hành động của Columbus như lời bào chữa việc ông có những hành vi vô nhân đạo không lâu sau đó. (Columbus từng kích động tàn sát hàng ngàn người châu Mỹ bản xứ).

Trong khi đó lại không phải là yếu tố duy nhất, bởi thời kỳ thuộc địa làm sự kỳ thị việc “ăn côn trùng” ở lục địa châu Âu càng thêm sâu sắc, và ngay cả những người châu Âu định cư ở châu Mỹ cũng đặc biệt kỳ thị ý tưởng “ăn côn trùng” này. Sự chán ghét ngày càng tăng khi côn trùng đe dọa đến độc canh nông nghiệp có lợi. Hình thức độc canh nông nghiệp được chống đỡ bởi chế độ nô lệ và công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, dù là những người có hứng thú với ý tưởng ăn côn trùng, Aristotle vẫn là người yêu ve sầu và Pliny the Elder yêu thích ấu trùng bọ cánh cứng. So với các lục địa khác và với những người ăn côn trùng sống ở các nền văn hóa nhau trên những lục địa xa lạ đó, Aristotle và Pliny the Elder thật sự khác biệt.

Những người trải qua chế độ thực dân tiên phong cho việc “ăn côn trùng”

Trong các văn bản báo cáo, bằng chứng về côn trùng, phân hóa thạch và xác ướp được tìm thấy trong các hang động trên khắp Bắc Mỹ và thêm nhiều bằng chứng từ các lục địa khác, cho thấy con người đã coi côn trùng là thức ăn trong nhiều thiên niên kỷ.

Ngày nay, hàng tỷ người vẫn tiêu thụ hơn 2.100 loài côn trùng trên toàn thế giới. Ngay cả ở Hoa Kỳ, người Kutzadika (hay “người ăn ruồi”), đánh giá cao món nhộng rang muối ở hồ Mono, California.

voh.com.vn-con-trung-giau-protein-anh-3

Bột con dế (cricket flour) và thanh protein từ dế

Những người mua sắm có thể mua bột con dế (cricket flour) và những thanh protein phổ biến từ các nhà sản xuất như Chapul tại các cửa hàng đặc sản và trên trang Amazon. Tên của công ty - Chapul, được đặt theo một từ của tiếng Aztec dành cho dế. Họ thuyết phục khách hàng dùng sản phẩm nhằm mục đích giảm sử dụng nước cho vật nuôi ở miền Tây nước Mỹ và kết nối với kiến ​​thức ẩm thực của người bản địa.

Gỡ bỏ sự ám ảnh côn trùng kéo dài nhiều thế kỷ

voh.com.vn-con-trung-giau-protein-anh-4Ruồi lính đen “ưu việt” trong việc chuyển đổi chất thải thành protein.

Con người sinh ra đã có nỗi sợ với côn trùng. Vì thế, làm sao để người ta có cảm giác muốn ăn côn trùng thực sự là một thử thách lớn.

Bác sĩ Lesnik nói rằng con người khi gặp côn trùng sẽ chẳng bao giờ suy nghĩ theo hướng “Nhìn chúng khá là ổn đấy, dù có hơi ghê một chút, nhưng chung quy là vẫn ăn được.

Những người tán thành việc “ăn côn trùng” nghĩ rằng việc tái lập tư duy có thể thay đổi sự sợ hãi của người dân đối với côn trùng. Lấy ví dụ như cải xoăn, sushi, tôm hùm và thậm chí dầu ô liu hoặc cà chua, đã từng bị ghét bỏ và không đồng nhất với một số nền văn hóa, nhưng sau đó người ta vẫn sử dụng chúng.

Chúng ta vẫn có thể thay đổi bằng sự giáo dục và thừa nhận những cảm giác tiêu cực đối với việc ăn côn trùng. Người lớn có thể cố gắng không truyền sự sợ hãi côn trùng cho con cái.

Thật tốt nếu người lớn không nghĩ là côn trùng ghê tởm, bởi thế hệ con cháu chúng ta sẽ phải giải quyết được nỗi sợ hãi này.

Chẳng phải thịt gà hay bò, côn trùng chỉ là côn trùng

Ở Hoa Kỳ, ruồi lính đen rất giỏi chuyển đổi chất thải thành protein. Từ lâu, chúng đã được sử dụng làm thức ăn cho gia cầm và cá nuôi.

Để hiểu rõ hơn về cách sản xuất côn trùng, các nhà nghiên cứu cần nắm rõ đặc điểm hệ thống sinh sản của chúng: hình dạng (dạng ống) và đặc điểm chiều dài đuôi tinh trùng. Họ cũng đã phát hiện ra rằng côn trùng được nuôi ở mật độ tương đối thấp có nhiều khả năng sống sót, lớn mạnh hơn ở mỗi giai đoạn sống và phát triển nhanh.

Đó là mô hình sản xuất côn trùng hàng loạt cuối cùng mà người ta lựa chọn, sau chặng đường dài nghiên cứu và phát triển ý tưởng chế biến côn trùng (như sâu bột và dế) thành thực phẩm, phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của con người.

Nghiên cứu nông nghiệp trong nhiều năm đã tác động đến những quy định trong ngành công nghiệp, với tiêu chí làm cho thịt bò, thịt gia cầm và thịt lợn khỏe mạnh, an toàn hơn; ngoài ra, cần tránh tình trạng lãng phí thức ăn cho chúng. Có thể áp dụng nghiên cứu và quy tắc tương tự như vậy vào những loài côn trùng vẫn cần phải trải qua một quá trình nghiên cứu dài.

voh.com.vn-con-trung-giau-protein-anh-5Côn trùng được chế biến thành món ăn

Khi côn trùng chẳng còn là loài bẩn thỉu

voh.com.vn-con-trung-giau-protein-anh-6Đĩa cơm thập cẩm ăn cùng mối được chuẩn bị bởi Brooklyn – công ty quảng bá chiến dịch “ăn côn trùng”

Một câu hỏi hóc búa được đặt ra: Phải làm sao khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm xem côn trùng là “sự bẩn thỉu”?

Ngược lại, Bộ Nông nghiệp cho rằng, miễn là côn trùng được sản xuất, không có chất bẩn, mầm bệnh, độc tố, thì chúng là thức ăn.

Những quy định về việc bán thức ăn chế biến từ côn trùng dù khá rõ ràng nhưng có vẻ càng giống sự giới thiệu về thức ăn côn trùng và các hướng dẫn sản xuất. Việc thiếu những quy định chặt chẽ hơn có thể hạn chế số lượng thực phẩm từ côn trùng có trên thị trường hiện nay.

Ngay cả khi người tiêu dùng trở nên thoải mái hơn với việc ăn côn trùng, họ cũng chẳng thể đồng hành cùng ý tưởng này mãi nếu không có quy định cụ thể nào để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Điều này hình thành mục tiêu, là cơ sở thúc đẩy những nhóm công nghiệp (như Liên minh Nông nghiệp Côn trùng Bắc Mỹ, NACIA – một nhóm mới được hình thành gần đây), làm việc với các cơ quan quản lý về những hạn chế khi đưa côn trùng vào chế độ ăn uống của con người.

Nguồn ảnh: Internet

Cảnh báo một loại thuốc tiêm có hại với người dị ứng protein sữa bò: Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa phát đi thông báo một loại thuốc tiêm có hại với người dị ứng protein sữa bò.
Cách ăn protein khiến bạn dễ chết sớm: Nghiên cứu kéo dài 22 năm của Phần Lan cho thấy cách lựa chọn và tiêu thụ protein có thể khiến bạn sống lâu hoặc chết sớm.