Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Kem chống nắng có thực sự bảo vệ làn da hiệu quả?

Kem chống nắng là một sản phẩm không thể thiếu đối với mỗi người, nhất là các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, để bảo vệ làn da khỏe mạnh, chúng ta phải nhìn nhận đúng những lợi ích và tác hại của chúng.

Chúng ta thường tắm nắng vì ánh sáng mặt trời giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Không những giúp xương khỏe mạnh, vitamin D còn có khả năng điều tiết mức Serotonin, Tryptamine (axit amin quan trọng trong việc sản xuất Serotonin) và chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện tâm trạng và cân bằng chế độ ngủ nghỉ. Tuy nhiên, việc tiếp xúc ánh nắng quá lâu sẽ khiến da cháy nắng hay tệ hơn là ung thư da. Bác sĩ khuyến cáo không nên ra ngoài trời nắng từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều để bảo vệ sức khỏe. Nếu phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian này, kem chống nắng sẽ là vị cứu tinh giúp bảo vệ làn da của bạn. 

Cháy nắng và ung thư da

Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời rất có hại cho làn da bởi tầng khí quyển không ngăn chặn được tia UV chiếu xuống trái đất, dẫn đến 90% tia UVA (một loại tia cực tím có bước sóng dài) thâm nhập vào da chúng ta. Khoảng 10% còn lại là tia UVB, được hấp thụ một phần bởi tầng khí quyển. Khi tia UVB chiếu vào cơ thể, chúng không thâm nhập vào da sâu như tia UVA nhưng lại gây ra môt số tình trạng cháy nắng, sạm da. Vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng ý thức bảo vệ tầng khí quyển - lá chắn tia cực tím của trái đất. 

Tia UV còn được biết đến với tên gọi tia cực tím hay tia tử ngoại, là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Tác động của tia cực tím cực kỳ ghê gớm tới làn da và sức khoẻ con người. Dựa theo tác hại của tia cực tím, phổ quang của nó được chia thành ba nhóm tia: UVA, UVB và UVC. 

  • UVA (tia cực tím bước sóng A): Khoảng 90% lượng ánh nắng chiếu xuống trái đất là tia UVA. UVA khiến da chúng ta lão hoá sớm và có nguy cơ gây ung thư da. Loại tia này đặc biệt nguy hiểm vì chúng ta không thể cảm nhận ảnh hưởng của nó, nhưng UVA lại đang thâm nhập sâu vào cơ thể và phá huỷ làn da từng ngày.
  • UVB (tia cực tím bước sóng B): 10% ánh sáng mặt trời còn lại là tia UVB. Khi đi ngoài trời nắng trong khoảng thời gian dài, da chúng ta sẽ có những biểu hiện như cháy nắng, bỏng rát. Thêm vào đó, UVB còn làm giảm khả năng sản sinh Collagen và Elastin - hai nhân tố quan trọng giúp da duy trì sự căng mịn và đàn hồi.
  • UVC: Đây là loại tia nguy hiểm nhất, nhưng rất may chúng đã bị ngăn lại ở tầng khí quyển. Nếu UVC chiếu tới được trái đất, chúng sẽ huỷ hoại Axit Nucleic trong các tế bào và phá huỷ ADN của các sinh vật sống.

voh.com.vn-kem-chong-nang-anh-1

Tia cực tím (tia UV) hoạt động mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều

Kem chống nắng có thực sự chống được tia UV?

Đa số các loại kem chống nắng ngăn chặn được bức xạ UVB nhưng chúng không ngăn được tia UVA thẩm thấu vào cơ thể. Theo Tổ công tác Môi trường (EWG), hiện nay các loại kem chống nắng không thực bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại (tia UV) và nhiều sản phẩm chống nắng có chứa các thành phần hóa học chưa được kiểm chứng an toàn cho cơ thể.

Nhiều loại kem chống nắng chứa các chất hóa học có hại

84% trên tổng số 831 loại kem chống nắng được EWG thử nghiệm có chứa các chất hóa học độc hại như Benzophenone (chất hóa học được chỉ định cho việc điều trị bảo vệ da khỏi tia cực tím và các bệnh chứng khác), Homosalate, Octyl Methoxycinnamate (chất hấp thụ UVB). Những chất này khiến cơ thể không hoạt động ổn định vì chúng đóng giả vai trò của các hoóc môn tự nhiên trong cơ thể. 

Một vài kem chống nắng khác có chứa Avobenzone - thành phần hòa tan trong dầu, có khả năng hấp thụ toàn bộ tia UVA. Avobenzone bị nghi ngờ là nguyên nhân gây tổn hại đến ADN trong cơ thể khi nó được tiếp xúc với ánh mặt trời. Nghe có vẻ nguy hiểm nhưng nếu chúng được sử dụng với nồng độ thích hợp theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm thì vẫn được xem là an toàn cho da (tất nhiên là các sản phẩm này phải được cơ quan chức năng cấp phép). 

Có lẽ phát hiện quan trọng nhất của EWG là hầu hết các nhà sản xuất kem chống nắng trên thị trường vẫn còn mập mờ về khả năng chống nước, chống tia cực tím và độ bám của sản phẩm trên da so với thực tế.

Thông tin chính xác cho người tiêu dùng 

Tổ công tác môi trường EWG đã yêu cầu Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thiết lập các tiêu chuẩn về nhãn mác để khách hàng nhận biết thông tin về sản phẩm mà họ có ý định sử dụng. Từ đó nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc tiêu thụ và sử dụng sản phẩm, đồng thời bảo vệ sức khỏe và tránh các nguy cơ nhiễm bệnh, dị ứng với các chất hóa học được ghi trên bao bì của kem chống nắng.

voh.com.vn-kem-chong-nang-anh-2

Thông tin các thành phần hóa học trên sản phẩm chống nắng giúp người dùng lựa chọn sáng suốt hơn.

Nguồn ảnh: Internet

4 cách trị nếp nhăn vùng mắt giúp bạn ‘xóa sạch’ dấu hiệu tuổi tácNếp nhăn vùng mắt là thủ phạm hàng đầu tố cáo dấu hiệu tuổi tác. Tuy chủ yếu là quá trình lão hóa tự nhiên nhưng tình trạng này cũng có thể xuất hiện sớm và khiến bạn trông già trước tuổi.
Xuất hiện đốm nâu trên da: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa Đốm nâu trên da có thể xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân. Mặc dù không tác động đến sức khỏe nhưng chúng lại là vấn đề ảnh hưởng không hề nhỏ đến tính thẩm mỹ.
Bình luận