Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Khủng long tuyệt chủng như thế nào?

66 triệu năm trước, khí hậu thế giới thay đổi mạnh mẽ. Tất cả các loài khủng long và ba phần tư các sinh vật sống trên Trái đất đã tuyệt chủng.

Vào khoảng 165 triệu năm trước, khủng long đã thống trị toàn bộ đất liền, biển cả và bầu trời. Khủng long cổ dài bước đi trông lênh khênh như những tòa nhà cao tầng di động. Khủng long bạo chúa T-rex có hơn 50 chiếc răng khổng lồ với kích thước mỗi chiếc to gần bằng một quả chuối. Thằn lằn biển Mosasaurs – kẻ bá chủ đại dương thời tiền sử với chiều dài từ mõm đến đuôi gần 55 feet (khoảng 17m), sẵn sàng nuốt chửng bất cứ con mồi nào nó tóm được.

voh.com.vn-khung-long-tuyet-chung-anh-1

Nhưng 66 triệu năm trước, khí hậu Trái đất đã thay đổi mạnh mẽ. Khủng long đang phát triển mạnh trong nhiệt độ ấm áp và thời tiết ôn hòa của thời đại Trung sinh. Đột nhiên, Trái đất trở nên lạnh lẽo, tối tăm hơn. Cây cối lụi tàn và thực phẩm dần trở nên khan hiếm. Tất cả các loài khủng long và ba phần tư các sinh vật sống trên Trái đất đã tuyệt chủng, ngoại trừ tổ tiên của loài chim hiện đại.

Giả thuyết về nguyên nhân gây tuyệt chủng khủng long và các loài khác

Cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn không ngừng tranh luận về những nguyên do gây nên sự thay đổi đột ngột này. Những nguyên nhân phỏng đoán được nhiều người ủng hộ là sự va chạm giữa trái đất và tiểu hành tinh; và sự hoạt động của núi lửa khổng lồ.

Cả hai lý thuyết đều bắt đầu với một kim loại hiếm gọi là I-ri-di-um. Nguyên tố này cực kỳ hiếm trên bề mặt hành tinh của chúng ta, nhưng tồn tại trong lõi chất lỏng của Trái đất và trong các đá không gian như các tiểu hành tinh. 

Trong các tảng đá bên dưới đại dương và lục địa của Trái đất, các nhà nghiên cứu địa chất gọi là Ranh giới K-T, có một lớp I-ri-di-um mỏng, theo ghi nhận là nơi họ nhìn thấy bằng chứng về sự tuyệt chủng hàng loạt của khủng long.

voh.com.vn-khung-long-tuyet-chung-anh-2

Sự va chạm với tiểu hành tinh

Sau khi khám phá lớp I-ri-di-um này, các nhà khoa học đoán định rằng một thiên thạch khổng lồ, rộng sáu dặm (gần 10km) đã va vào Trái đất vào 66 triệu năm trước. Vụ va chạm với lực tàn phá tương đương 10 tỷ quả bom hạt nhân, đồng thời khiến những đám mây bụi I-ri-di-um và các mảnh vụn khác bay lên không trung, ngăn chặn ánh sáng mặt trời đến Trái đất trong nhiều năm liền.

Sự hoạt động mạnh mẽ của núi lửa khổng lồ

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một miệng núi lửa khổng lồ ở bán đảo Yucatan thuộc Mexico trong trạng thái chuẩn bị phun trào và sẵn sàng gây ra thiệt hại thảm khốc bất cứ lúc nào. Miệng núi lửa này đã khoảng 66 triệu năm tuổi. Các tảng đá ở khu vực này mang rất nhiều hàm lượng CO2, lưu huỳnh và Hydrocarbon, chúng tác động mạnh đến bầu không khí và là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. 

Sự tranh cãi về nguyên nhân gây tuyệt chủng hàng loạt

Các nhà khoa học còn tìm thấy một số manh mối kỳ lạ khác trong các lớp cổ thạch: đá thạch anh bị biến dạng, các viên đá với các tinh thể đã được sắp xếp lại trông có vẻ đã từng chịu áp suất cao; lớp muội than như thể đã xảy ra cháy rừng lan rộng; và những khối đá bị nóng chảy.

Trong khi nhiều nhà khoa học cho rằng thiên thạch khổng lồ đã đặt ra hồi kết cho thời kỳ thống trị của khủng long, thì một số người khác lại cho rằng lớp I-ri-di-um và các manh mối về các khối đá kỳ lạ cũng chỉ có thể chỉ đơn thuần là tàn dư hoạt động của núi lửa khổng lồ. 

Núi lửa dần hoạt động mạnh mẽ lên trong suốt 40 triệu năm trị vì của loài khủng long. Ở phía tây Ấn Độ, những miệng núi lửa khổng lồ nhô ra từ lớp phủ của Trái đất (hay quyển Manti) phun trào hàng ngàn tấn tro bụi. Các nhà khoa học ước tính rằng sau hàng triệu năm phun trào, không khí có thể có đủ mảnh vụn để ngăn chặn ánh sáng mặt trời. Các núi lửa cũng có khả năng đã hút I-ri-di-um từ sâu bên trong Trái đất để tạo thành lớp mỏng mà chúng ta thấy là lớp vỏ Trái đất ngày nay.

voh.com.vn-khung-long-tuyet-chung-anh-3

Một số nhà khoa học khác nhận định núi lửa không thể làm biến đổi khí hậu đủ nhanh đến mức huỷ diệt toàn bộ loài khủng long. Sự thật có thể là sự kết hợp của cả hai lý thuyết này. Tiểu hành tinh có khả năng làm cho các vụ phun trào núi lửa trở nên dữ dội hơn, loài khủng long đã bắt đầu chết dần trước khi một điều gì đó thảm khốc nhất xảy đến tiêu diệt toàn bộ chúng.

Dù nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng là do tiểu hành tinh hay núi lửa, thì toàn bộ Trái đất đã từng xảy ra những thay đổi đột ngột và khủng khiếp. Nhưng may mắn thay, động vật có vú, bò sát và các loài chim khác đã sống sót và tồn tại ở hành tinh này cho đến ngày nay.

Nguồn : Internet

Những bậc thầy ngụy trang trong tự nhiên - xem bạn có tinh mắt không nhé? Bạn có thể tìm thấy loài vật nào đang ẩn mình trong những bức ảnh dưới đây không?
TOP phim khủng long được đánh giá là 'siêu phẩm' bạn tuyệt đối không nên bỏ qua : Dưới đây là những bộ phim về khủng long được đánh giá là 'siêu phẩm' từng 'phá đảo' phòng vé mà bạn nhất định phải xem một lần trong đời.
Bình luận