Chờ...

Những kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời hiếm khi xuất hiện

(VOH) – Hình khối kỳ lạ của một số đám mây trên bầu trời đã thu hút sự tò mò của nhiều người. Tuy nhiên, phần lớn các kiểu mây kỳ lạ này thường mang đến những dự báo thời tiết khắc nghiệt.

Những đám mây muôn hình khối, màu sắc… tạo nên những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, khiến nhiều người thích thú. Thế nhưng, đằng sau những hình ảnh tuyệt diệu ấy đều ẩn chứa những ý nghĩa ý khác nhau mà bạn có thể chưa từng biết.

Mây thấu kính

Những kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời hiếm khi xuất hiện 1

Vừa qua, sự kiện mây thấu kính (mây đĩa bay, đĩa mây) xuất hiện liên tiếp ở Tây Ninh và Đồng Nai khiến nhiều người xem ấn tượng bởi sự độc đáo, hiếm thấy. Mây thấu kính là những đám mây cố định, có hình giống chiếc đĩa. Mây ở dạng đứng, độ cao có thể lên đến 1.200m trong khí quyển.

Nơi thường xuyên xuất hiện những đám mây thấu kính chính là trên các ngọn núi hoặc tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, để hình thành mây thấu kính cần đảm bảo đạt các điều kiện về gió, không khí và nhiệt độ.

Mây lỗ

Những kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời hiếm khi xuất hiện 2

Mây lỗ (Fallstreak) xuất hiện trên bầu trời tạo ra những hình tròn hoặc hình elip, chúng gây ấn tượng với người nhìn bởi khá giống như những vật thể lạ ngoài hành tinh xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Mây lỗ hình thành do nước lạnh từ các đám mây bốc hơi đột ngột. Những đám mây này có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, tuy nhiên chúng rất hiếm khi xuất hiện.

Mây Mammatus (mây vảy rồng)

Những kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời hiếm khi xuất hiện 3

Mây Mammatus được đặt tên từ tiếng Latin “mamma” có nghĩa “vú”. Mây có hình dạng giống như nhiều cái túi nhỏ sát nhau, hay các “vảy” treo dưới phần chân của một đám mây.

Mây vảy rồng hình thành bên dưới các đám mây vũ tích trong thời tiết bão tố, không ổn định. Và hầu như chúng chỉ xuất hiện sau khi các hiện tượng cực đoan như cơn giông đi qua.

Theo các nhà khoa học, mây vảy rồng được xếp vào nhóm những đám mây bất thường bởi chúng được hình thành do sự chìm xuống thay vì bốc lên từ không khí.

Mây Asperitas (mây tận thế)

Những kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời hiếm khi xuất hiện 4

Mây Asperitas là một trong kiểu mây hiếm gặp, bởi hình dạng đặc biệt. Cụ thể, một số đám mây tạo thành các gợn sóng ở mặt dưới của những đám mây khác, tạo ra các làn sóng đám mây hỗn loạn, cuồn cuộn mà không có một mô hình rõ ràng nào.

Thông thường, các đám mây Asperitas xuất hiện dễ khiến người ta liên tưởng đến những trận bão, thế nhưng chúng lại tan biến khá nhanh. Mây này có thể xuất hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, và thường là do một cơn bão đang hình thành.

Mây Kelvin-Helmholtz

Những kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời hiếm khi xuất hiện 5

Một trong những kiểu mây hiếm thấy nhất trên bầu trời chính là mây Mây Kelvin-Helmholtz. Những đám mây có hình giống những làn sóng dọc, được hình thành khi lớp không khí phía trên di chuyển nhanh hơn lớp phía dưới.

Những đám mây này thường xuất hiện trong những ngày có gió, xảy ra ở độ cao trên 5.000m.

Xem thêm:
Nguồn gốc của hiện tượng sấm sét do đâu mà có?
Ảnh hưởng của nguyệt thực và những điều thú vị xảy ra khi có nguyệt thực
Bão Mặt trời đang hoạt động mạnh và hướng về Trái đất

Mây cuộn

Những kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời hiếm khi xuất hiện 6

Mây cuộn là những đám mây thấp, có hình ống, chạy dài giống như một cột lăn dọc bầu trời. Những đám mây này đương đối hiếm gặp, nhưng chúng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, miễn ở đó đảm bảo về sự lưu thông gió.

Giống như các đám mây Kelvin-Helmholtz, mây cuộn xảy ra khi có hiện tượng nghịch đảo không khí. Trong trường hợp này, thường là do giông bão.

Một số nơi thường nhìn thấy mây cuộn nhiều nhất là Queensland (Úc), đặc biệt vào tháng 10 do sự tác động của gió biển từ bán đảo Cape York.

Mây xà cừ

Những kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời hiếm khi xuất hiện 7

Mây xà cừ là một dạng mây xuất hiện tại tầng bình lưu của vùng cực vào mùa đông, ở độ cao khoảng 15.000 – 25.000m. Vùng Scandinavia, Bắc Cực, miền bắc nước Nga và Canada vào những ngày thời tiết lạnh chính là nơi dễ nhìn thấy mây xà cừ vào lúc hoàng hôn hoặc bình minh.

Khi đạt đủ điều kiện, các đám mây xà cừ sẽ nhận được ánh sáng Mặt trời từ dưới đường chân trời và phản xạ chúng xuống mặt đất, tạo ra những ánh sáng óng ánh tuyệt đẹp.

Mây dạ quang

Những kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời hiếm khi xuất hiện 8

Mây dạng quang cũng được xếp vào những những kiểu mây hiếm gặp nhất trên bầu trời. Chúng xuất hiện ở tầng trung lưu, cách bề mặt Trái đất khoảng 80.000m.

Mây dạ quang được ghi nhận lần đầu vào năm 1885, là một trong những đám mây xuất hiện cao nhất trong bầu khí quyển của Trái đất. Mây tồn tại các tinh thể băng nhưng tạo mưa bởi có thể xảy ra ngay trong mùa hè, thời tiết khô ráo, tạo ra những màu sắc đẹp mắt.

Mây phễu

Những kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời hiếm khi xuất hiện 9

Mây xuất hiện với hình giống chiếc phễu và thường bị nhầm lẫn với lốc xoáy. Cơ chế hình thành mây phễu cũng tựa như lốc xoáy, gió sẽ nổi lên theo hình nón khiến những đám mây chuyển động theo hướng quay tròn.

Khác với lốc xoáy, mây phễu không chạm đất mà chỉ ở trên không. Tuy nhiên, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một cơn lốc xoáy nếu được tiếp cận mặt đất.

Mây phễu thường thấy nhiều tại Vương quốc Anh.

Mây đe

Những kiểu mây kỳ lạ trên bầu trời hiếm khi xuất hiện 9

Khi giông bão phát triển, các luồng không khí tăng lên, làm mát và tạo thành mây. Nếu có một luồng gió ngược đủ mạnh thổi đến điểm đối lưu (nơi nằm giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu), nó không tăng cao hơn sẽ bắt đầu di chuyển theo chiều ngang tạo thành đám mây có đỉnh bằng phẳng, gọi là mây đe (hay mây vũ tích).

Mây đe là dấu hiệu cho thấy sắp có một cơn bão kéo đến. Hơn thế, mây đe là do mây dông tạo ra nên chúng có thể gây mưa đá, sấm sét, gió mạnh, lốc xoáy….

Nguồn ảnh: Tổng hợp/TTO