Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Phát hiện hóa thạch của loài bò sát biết bay ở Úc

(VOH) - Các nhà cổ sinh vật học ở Úc vừa cho biết đã phát hiện ra một bộ xương hóa thạch của một loài peterosaur (thằn lằn bay) mới có thể bay qua các lục địa.

Mới đây, ngay tại trung tâm thành phố Queensland, các nhà cổ sinh vật học Úc đã khai quật được mẫu hóa thạch của một loài thằn lằn bay có khả năng bay xuyên lục địa với đôi cánh dài đến 4m, sinh vật này có khả năng đã xuất hiện khoảng 90 triệu năm trước.

voh.com.vn-anh-than-lan-bay-anh

Ảnh minh họa: thằn lằn bay 

Hóa thành này được phát hiện trong một quặng sắt ở một vùng hẻo lánh  thuộc thị trấn Winton (được biết đến với tên gọi Ferrodraco Lentoni – hay “khủng long bạo chúa” nhằm vinh danh thị trưởng đầu tiên của Winton, ngài Graham Butch Lenton mất vào năm 2012.)

Vào năm 2017, một người chăn gia súc đã phát hiện ra hóa thạch. Cho đến nay, hầu hết các học thạch loài pterosaur đều được tìm thấy ở Úc với các phần của hộp sọ, 5 đốt xương sống và cánh.

Nhà nghiên cứu Adele Pentland đến từ Đại học Swinburne, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Nó có sải cánh dài gần 4 mét là khá lớn so với các loài chim thời hiện đại của chúng ta. Đặc biệt là loài Pterosaur có tỉ lệ đầu không cân xứng khi kích thước hộp sọ dài đến 60 cm”.

Phát hiện ra hóa thạch của chúng là một bất ngờ lớn đối với nhà khoa học chúng, chúng có những đặc điểm giống với những mẫu hóa thạch đã được phát hiện ở Anh. Điều đó đồng nghĩa với việc phạm vi hoạt động của chúng kéo dài từ Bắc Mỹ tới châu Âu và châu Á, thay đổi hoàn toàn về nhận định trước đây liên quan tới khu vực sinh sống của chúng. 

Với những chiếc răng sắc nhỏ cùng những đặc điểm xương hàm khác với những loài khác. Loài Pterosaur có thể là một trong những thành viên tồn tại cuối cùng thuộc họ Anhanguera.

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận